Đối tượng người cao tuổi của chính sách bảo trợ xã hội năm 2022

Quy định về Tòa chuyên trách tại Tòa án nhân dân

Đối tượng người cao tuổi của chính sách bảo trợ xã hội

Đối tượng người cao tuổi của chính sách bảo trợ xã hội

Người cao tuổi

Căn cứ vào Điều 2 Luật Người cao tuổi số 39/2009/QH12 ngày 23/11/2009:

Điều 2. Người cao tuổi

Người cao tuổi được quy định trong Luật này là công dân Việt Nam từ đủ 60 tuổi trở lên.

Theo đó, người cao tuổi theo pháp luật về người cao tuổi, được xác định là:

– Người từ đủ 60 tuổi trở lên: Người đã qua sinh nhật lần thứ 60.

– Công dân Việt Nam: Người mang quốc tịch Việt Nam (dựa vào huyết thống và hoạt động nhập quốc tịch)

Ví dụ: Một người sinh ngày 20/11/1961 thì ngày 20/11/2021 người này đủ 60 tuổi.

Đối tượng người cao tuổi của chính sách bảo trợ xã hội

Đối tượng người cao tuổi được hưởng chính sách bảo trợ xã hội

Căn cứ vào Điều 17 Luật Người cao tuổi số 39/2009/QH12 ngày 23/11/2009, có 02 đối tượng người cao tuổi được hưởng chính sách bảo trợ xã hội, bao gồm:

Người cao tuổi thuộc hộ gia đình nghèo không có người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng hoặc có người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng nhưng người này đang hưởng chế độ trợ cấp xã hội hằng tháng

Bởi vậy, người cao tuổi thuộc nhóm này đáp ứng các điều kiện sau:

Người thuộc hộ thỏa mãn các tiêu chí thu nhập thấp và mức độ thiếu hụt dịch vụ xã hội cơ bản và được Ủy ban nhân dân xã chứng nhận là hộ nghèo

– Khu vực thành thị: Là hộ gia đình có thu nhập bình quân đầu người/tháng từ 2.000.000 đồng trở xuống và thiếu hụt từ 03 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt dịch vụ xã hội cơ bản trở lên

– Khu vực nông thôn: Là hộ gia đình có thu nhập bình quân đầu người/tháng từ 1.500.000 đồng trở xuống và thiếu hụt từ 03 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt dịch vụ xã hội cơ bản trở lên.

Không có người có quyền và nghĩa vụ phụng dưỡng hoặc có người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng nhưng người này đang hưởng chế độ trợ cấp xã hội hằng tháng

Người đang hưởng chế độ trợ cấp xã hội là người thuộc các nhóm đối tượng trẻ em, người cao tuổi, người khuyết tật, người không có thu nhập,… những nhóm đối tượng này không đủ khả năng để chăm sóc và phụng dưỡng người cao tuổi (về cả sức khỏe, lẫn khả năng tài chính)

Người có quyền và nghĩa vụ phụng dưỡng là người trong gia đình của người cao tuổi (vợ, chồng, con đẻ, con nuôi, con riêng, cháu nội, cháu ngoại, vợ hoặc chồng của con), những người này có trách nhiệm chăm sóc, cấp dưỡng cho người cao tuổi để người cao tuổi có thể duy trì sinh hoạt, sức khỏe thể chất và tinh thần.

Khi không có có người có quyền và nghĩa vụ phụng dưỡng hoặc có người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng nhưng người này đang hưởng chế độ trợ cấp xã hội hằng tháng, tức là người cao tuổi không có người chăm sóc, không có người chịu trách nhiệm đảm bảo vấn đề sức khỏe cũng như sinh hoạt của người cao tuổi.

Đối tượng người cao tuổi của chính sách bảo trợ xã hội

Người từ đủ 80 tuổi trở lên không thuộc trường hợp trên mà không có lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng, trợ cấp xã hội hằng tháng

Người cao tuổi từ đủ 80 tuổi trở lên không có lương hưu, không có trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng, trợ cấp xã hội hằng tháng tức là không có thu nhập. Đối với nhóm người này, có thể coi là nhóm người cao tuổi mất khả năng lao động (do đã trên 80 tuổi) và không có thu nhập để duy trì cuộc sống, hoàn toàn phụ thuộc vào các đối tượng khác để tồn tại và sinh hoạt.

Vì vậy, những người thuộc nhóm này được coi là người được hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội.

Ngoài ra, theo Khoản 5 Điều 5 Nghị định số 20/2021/NĐ-CP ngày 15/03/2021 của Chính phủ, còn có 02 trường hợp người cao tuổi được hưởng chính sách trợ cấp xã hội, bao gồm:

Người cao tuổi từ đủ 75 tuổi đến 80 tuổi thuộc diện hộ nghèo, hộ cận nghèo không thuộc diện tại điểm 2.1. đang sống tại địa bàn các xã, thôn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đặc biệt khó khăn

Trong đó:

Người thuộc hộ thỏa mãn các tiêu chí thu nhập thấp và mức độ thiếu hụt dịch vụ xã hội cơ bản và được Ủy ban nhân dân xã chứng nhận là hộ cận nghèo

– Khu vực thành thị: Là hộ gia đình có thu nhập bình quân đầu người/tháng từ 2.000.000 đồng trở xuống và thiếu hụt dưới 03 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt dịch vụ xã hội cơ bản.

– Khu vực nông thôn: Là hộ gia đình có thu nhập bình quân đầu người/tháng từ 1.500.000 đồng trở xuống và thiếu hụt dưới 03 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt dịch vụ xã hội cơ bản.

Người đang sống tại địa bàn các xã, thôn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đặc biệt khó khăn

Danh sách các địa bàn xã, thôn vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi đặc biệt khó khăn được Ủy ban nhân dân các tỉnh quyết định.

Người cao tuổi thuộc diện hộ nghèo, không có người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng, không có điều kiện sống ở cộng đồng, đủ điều kiện tiếp nhận vào cơ sở trợ giúp xã hội nhưng có người nhận nuôi dưỡng, chăm sóc tại cộng đồng

Trên thực tế trường hợp này là một phần của trường hợp đầu tiên, điểm khác biệt duy nhất là người cao tuổi trong trường hợp này có người nhận nuôi dưỡng, chăm sóc tại cộng đồng (những người nhận nuôi dưỡng, chăm sóc tại cộng đồng không phải người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng, chỉ là các cá nhân trong cộng đồng được khuyến khích chăm sóc, nuôi dưỡng người cao tuổi).

Như vậy Luật Nam Sơn đã giải đáp cho các bạn Đối tượng người cao tuổi của chính sách bảo trợ xã hội

Trong trường hợp quý khách có bất kỳ các vấn đề nào gặp khó khăn đừng ngần ngại liên hệ Luật Nam Sơn để được hỗ trợ trực tiếp bởi các Luật sư HàLuật sư Trung và các Luật sư có kinh nghiệm khác.

Nội dung trên chỉ mang tính chất tham khảo, quý khách hàng có nhu cầu tư vấn chi tiết vui lòng liên hệ:

Điện thoại: 1900.633.246

Gmail: Luatnamson79@gmail.com

 

 

 

1900.633.246 tv.luatnamson@gmail.com Follow on facebook