Vốn pháp định của doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm năm 2022

Phòng công chứng là gì? Phân biệt giữa Phòng công chứng và Văn phòng công chứng

Vốn pháp định của doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm

Vốn pháp định của doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm

Doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm

Căn cứ vào Khoản 4, Khoản 5 Điều 3 Luật kinh doanh bảo hiểm số 24/2000/QH10 ngày 09/12/2000, sửa đổi, bổ sung năm 2010, 2019, Khoản 1 Điều 8 Nghị định số 73/2016/NĐ-CP ngày 01/07/2016 của Chính phủ:

– Doanh nghiệp bảo hiểm: Là doanh nghiệp được thành lập, tổ chức và hoạt động theo quy định của pháp luật về kinh doanh bảo hiểm và quy định của pháp luật liên quan để kinh doanh bảo hiểm, tái bảo hiểm

– Doanh nghiệp môi giới bảo hiểm: Là doanh nghiệp thực hiện hoạt động môi giới bảo hiểm theo quy định của pháp luật kinh doanh bảo hiểm. Các hoạt động môi giới này bao gồm:

+ Đàm phán, thu xếp giao kết hợp đồng bảo hiểm giữa doanh nghiệp bảo hiểm về bên mua bảo hiểm

+ Cung cấp thông tin về loại hình bảo hiểm, điều kiện, điều khoản, phí bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm cho bên mua bảo hiểm

+ Thực hiện các công việc khác có liên quan đến việc thực hiện hợp đồng bảo hiểm theo yêu cầu của bên mua bảo hiểm

+ Tư vấn cho bên mua bảo hiểm tỏng việc đánh giá rủi ro, lựa chọn loại hình bảo hiểm, điều kiện, điều khoản, biểu phí bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm

– Chi nhánh nước ngoài: Là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài, không có tư cách pháp nhân, được doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài bảo đảm chịu trách nhiệm về mọi nghĩa vụ và cam kết của chi nhánh tại Việt Nam.

Vốn pháp định của doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm

Vốn pháp định là mức vốn tối thiểu phải có để thành lập công ty. Vốn pháp định của công ty bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài và doanh nghiệp bảo hiểm được quy định khác nhau.

Vốn pháp định của doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm

Mức vốn pháp định của doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ

– Kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ (trừ các trường hợp cụ thể dưới đây) và bảo hiểm sức khỏe: 300 tỷ đồng Việt Nam

– Kinh doanh bảo hiểm và bảo hiểm hàng không và bảo hiểm vệ tinh: 400 tỷ đồng Việt Nam

– Kinh doanh bảo hiểm và bảo hiểm hàng không hoặc bảo hiểm vệ tinh: 350 tỷ đồng Việt Nam

Do đó, mức vốn pháp định của doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ tăng lên khi doanh nghiệp hoạt động bảo hiểm trong các lĩnh vực có yêu cầu kỹ thuật cao và khó hoạt động (chịu trách nhiệm bảo hiểm cao hơn) như hàng không, bảo hiểm vệ tinh.

Mức vốn pháp định của doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ

– Kinh doanh bảo hiểm nhân thọ (trừ bảo hiểm liên kết đơn vị, bảo hiểm hưu trí) và bảo hiểm sức khỏe: 600 tỷ đồng Việt Nam

– Kinh doanh bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm liên kết đơn vị và bảo hiểm hưu trí: 1.000 tỷ đồng Việt Nam.

– Kinh doanh bảo hiểm nhân thọ và bảo hiểm liên kết đơn vị hoặc bảo hiểm hưu trí: 800 tỷ đồng Việt Nam

Có thể thấy, vốn pháp định của công ty bảo hiểm nhân thọ lớn hơn so với bảo hiểm phi nhân thọ, vì bảo hiểm nhân thọ là loại hình bảo hiểm con người và đối tượng được bảo hiểm là tính mạng và bệnh tật nên mức bảo hiểm cao, cũng như số lượng hợp đồng bảo hiểm lớn hơn bảo hiểm phi nhân thọ, đòi hỏi vốn pháp định lớn.

Mức vốn pháp định của chi nhánh nước ngoài

– Kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ (trừ các trường hợp dưới đây) và bảo hiểm sức khỏe: 200 tỷ đồng Việt Nam

– Kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ và bảo hiểm hàng không hoặc bảo hiểm vệ tinh: 250 tỷ đồng Việt Nam

– Kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ, bảo hiểm hàng không và bảo hiểm vệ tinh: 300 tỷ đồng Việt Nam

Chi nhánh nước ngoài chỉ là một bộ phận, đơn vị trực thuộc của doanh nghiệp bảo hiểm nên số vốn pháp định thấp hơn so với doanh nghiệp bảo hiểm.

Vốn pháp định của doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm

Mức vốn pháp định của doanh nghiệp bảo hiểm sức khỏe

Mức vốn pháp định của doanh nghiệp bảo hiểm sức khỏe: 300 tỷ đồng

Mức vốn pháp định của doanh nghiệp tái bảo hiểm

– Kinh doanh tái bảo hiểm phi nhân thọ hoặc cả hai loại hình tái bảo hiểm phi nhân thọ và tái bảo hiểm sức khỏe: 400 tỷ đồng Việt Nam

– Kinh doanh tái bảo hiểm nhân thọ hoặc cả hai loại hình tái bảo hiểm nhân thọ và tái bảo hiểm sức khỏe: 700 tỷ đồng Việt Nam

– Kinh doanh cả 3 loại hình tái bảo hiểm nhân thọ, tái bảo hiểm phi nhân thọ và tái bảo hiểm sức khỏe: 1.100 tỷ đồng Việt Nam

Các doanh nghiệp bảo hiểm được phép thực hiện tái bảo hiểm phải là các doanh nghiệp thỏa mãn các điều kiện về khả năng tài chính để chuyển rủi ro, trách nhiệm bảo hiểm, điều đó dẫn đến việc vốn pháp định của các doanh nghiệp này cũng phải cao để đảm bảo khả năng tài chính của doanh nghiệp.

Mức vốn pháp định của doanh nghiệp môi giới bảo hiểm

– Kinh doanh môi giới bảo hiểm gốc hoặc môi giới tái bảo hiểm: 4 tỷ đồng Việt Nam

– Kinh doanh môi giới bảo hiểm gốc và môi giới tái bảo hiểm: 8 tỷ đồng Việt Nam

Như vậy, mức vốn pháp định của doanh nghiệp môi giới bảo hiểm thấp hơn mức vốn pháp định của doanh nghiệp bảo hiểm nói chung, do hoạt động môi giới bảo hiểm không đem lại nhiều rủi ro về mặt tài chính bằng hoạt động bảo hiểm, nên yêu cầu đối với mức vốn pháp định của doanh nghiệp môi giới bảo hiểm cũng không cần quá cao.

Như vậy Luật Nam Sơn đã giải đáp cho các bạn Vốn pháp định của doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm

Trong trường hợp quý khách có bất kỳ các vấn đề nào gặp khó khăn đừng ngần ngại liên hệ Luật Nam Sơn để được hỗ trợ trực tiếp bởi các Luật sư HàLuật sư Trung và các Luật sư có kinh nghiệm khác.

Nội dung trên chỉ mang tính chất tham khảo, quý khách hàng có nhu cầu tư vấn chi tiết vui lòng liên hệ:

Điện thoại: 1900.633.246

Gmail: Luatnamson79@gmail.com

 

 

1900.633.246 tv.luatnamson@gmail.com Follow on facebook