Tước quyền nuôi con khi có sự bạo hành năm 2022

nguoi-giam-ho-duong-nhien

Tước quyền nuôi con khi có sự bạo hành năm 2022

Xâm hại trẻ em được định nghĩa là bất kỳ hình thức lạm dụng thể chất hoặc tâm lý nào của trẻ em, bao gồm đánh đập, lạm dụng tình dục, bóc lột và bỏ rơi, gây nguy hiểm cho sức khỏe, nhân phẩm và sự phát triển của trẻ. Vấn nạn xâm hại trẻ em không giảm do tính chất dã man của trẻ em bị xâm hại hiện nay còn quá nhỏ, thủ phạm xâm hại trẻ em hầu hết là người thân.

Tước quyền nuôi con khi có sự bạo hành năm 2022

Tước quyền nuôi con ngay khi có sự cố bạo hành.

– Trong số các quyền cơ bản của trẻ em ghi nhận trong Luật trẻ em 2016, quyền trẻ em được sống chung với cha, mẹ được quy định như sau:

” Điều 22. Quyền được sống chung với cha, mẹ

Trẻ em có quyền được sống chung với cha, mẹ; được cả cha và mẹ bảo vệ, chăm sóc và giáo dục, trừ trường hợp cách ly cha, mẹ theo quy định của pháp luật hoặc vì lợi ích tốt nhất của trẻ em.

Khi phải cách ly cha, mẹ, trẻ em được trợ giúp để duy trì mối liên hệ và tiếp xúc với cha, mẹ, gia đình, trừ trường hợp không vì lợi ích tốt nhất của trẻ em.”

Cha mẹ là người sinh thành, là gốc của con cái. Vì vậy, không thể phủ nhận rằng môi trường tốt nhất để chăm sóc, phát triển và bảo vệ trẻ em là chính gia đình của các em. Do gia đình thường có yếu tố khép kín, riêng tư nên nguy cơ trẻ bị người thân, cha mẹ bạo hành là rất cao.

Hạn chế quyền nuôi con của cha mẹ nếu phạm tội bạo hành

Nhằm bảo vệ trẻ em trước những tác động xấu đó, pháp luật hiện hành cũng đã đưa ra những hạn chế quyền nuôi con của cha mẹ nếu phạm tội bạo hành. Cụ thể tại điểm a khoản 1 Điều 85 Luật hôn nhân và gia đình 2014 có nêu rõ cha, mẹ có thể bị Tòa án hạn chế quyền đối với con:

“ 1. Cha, mẹ bị hạn chế quyền đối với con chưa thành niên trong các trường hợp sau đây:

  1. a) Bị kết án về một trong các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con với lỗi cố ý hoặc có hành vi vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con;”

Khi xác định cha mẹ có hành vi xâm hại, bạo hành trẻ em thì theo quy định tại Nghị định 56/2017/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật trẻ em và Luật trẻ em 2016 thì sẽ tiến hành tạm thời cách ly trẻ em khỏi cha, mẹ, người chăm sóc trẻ em và áp dụng biện pháp chăm sóc thay thế.

Khoản 1 Điều 32 Nghị định 56/2017/NĐ-CP quy định như sau:

” Điều 32. Tạm thời cách ly trẻ em khỏi cha, mẹ, người chăm sóc trẻ em và áp dụng biện pháp chăm sóc thay thế

  1. Việc tạm thời cách ly trẻ em khỏi cha, mẹ, người chăm sóc trẻ em và áp dụng biện pháp chăm sóc thay thế theo quy định taij điểm b và điểm c khoản 2 Điều 50 Luật trẻ em được thực hiện đối với trường hợp trẻ em bị xâm hại, có nguy cơ bị bạo lực, bóc lột, bỏ rơi bởi cha, mẹ, người chăm sóc trẻ em; trẻ em bị xâm hại nhưng cha, mẹ, người chăm sóc trẻ em từ chối thực hiện kế hoạch hỗ trợ, can thiệp hoặc trẻ em bị xâm hại có nguy cơ tiếp tục bị xâm hại bởi cha, mẹ, người chăm sóc trẻ em.”

Khoản 2 Điều 62 Luật trẻ em 2016 quy định:

” Điều 62. Các trường hợp trẻ em cần chăm sóc thay thế

  1. Trẻ em không thể sống cùng cha, mẹ vì sự an toàn của trẻ em; cha, mẹ không có khả năng bảo vệ, nuôi dưỡng trẻ em hoặc chính là người xâm hại trẻ em.

Chăm sóc thay thế được các thành viên trong gia đình sử dụng theo nhiều cách; cá nhân, gia đình không phải là người thân thích. Trong một tổ chức an sinh xã hội. Tuy nhiên, khi chăm sóc thay thế, cần chú ý ưu tiên trẻ em được người thân như ông bà, cô,  chú,  anh, chị chăm sóc. Nếu trẻ em không có người thân thích thì sẽ được đưa vào cơ sở bảo trợ xã hội, nhưng thủ tục tiếp theo là tìm ngay môi trường gia đình trẻ em theo đúng trình tự, thủ tục của pháp luật.

Ngoài ra, Luật trẻ em 2016 quy định cụ thể các dấu hiệu, hành vi bị nghiêm cấm, biện pháp bảo vệ trẻ em theo ba cấp độ phòng ngừa, hỗ trợ, can thiệp nhằm bảo vệ và chống lại bạo hành trẻ em. Đây là cơ sở để cơ quan thực thi nhiệm vụ bảo vệ, chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ em có đầy đủ thẩm quyền, năng lực để chăm sóc trẻ em trước tác động bạo hành từ cha, mẹ cũng như môi trường bên ngoài; đảm bảo xây dựng cho trẻ em môi trường an toàn để phát triển một cách toàn diện.

Các hình thức phạt

Về xử lý hành vi bạo hành trẻ em, tùy thuộc theo mức độ của hành vi và hậu quả mà hành vi đó mang lại, cha, mẹ hoặc người có hành vi bạo hành trẻ em có thể bị xử phạt hành chính, nghiêm trọng còn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

– Truy cứu trách nhiệm hình sự: Tùy theo tính chất của từng sự việc, người có hành vi ngược đãi, bạo hành trẻ em có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Bộ luật hình sự 2015 về một trong các tội sau đây :

+ Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác(Điều 134): hình thức xử phạt có thể phạt cải tạo không giam giữ hoặc phạt tù, khung phạt cao nhất là từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân.

+ Tội hành hạ người khác (Điều 140) : hình thức xử phạt áp dụng là phạt tù với khung phạt cao nhất 01 năm đến 03 năm tù.

+ Tội ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu hoặc người có công nuôi dưỡng mình (Điều 185): có thể áp dụng hình thức phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ hoặc phạt tù, khung phạt cao nhất là từ 02 đến 05 năm tù.

– Xử phạt hành chính: theo quy định tại Điều 22 Nghị định 130/2021/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực bảo trợ, trợ giúp xã hội và trẻ em, vi phạm quy định về cấm bạo lực với trẻ em có thể bị phạt tiền từ 10 đến 20 triệu đồng.

Như vậy Luật Nam Sơn đã giải đáp cho các bạn hiểu quy định về vấn đề Tước quyền nuôi con khi có sự bạo hành năm 2022. Hy vọng bài viết đã giúp bạn hiểu rõ hơn.

Trong trường hợp quý khách có bất kỳ các vấn đề nào gặp khó khăn đừng ngần ngại liên hệ Luật Nam Sơn để được hỗ trợ trực tiếp bởi các Luật sư HàLuật sư Trung và các Luật sư có kinh nghiệm khác.

Nội dung trên chỉ mang tính chất tham khảo, quý khách hàng có nhu cầu tư vấn chi tiết vui lòng liên hệ:

Điện thoại: 1900.633.246

Gmail: Luatnamson79@gmail.com

1900.633.246 tv.luatnamson@gmail.com Follow on facebook