Trình tự, thủ tục lập và quy hoạch tổng thể bảo tồn đa dạng sinh học của cả nước?

Trình tự, thủ tục lập và quy hoạch tổng thể bảo tồn đa dạng sinh học của cả nước?

Trình tự, thủ tục lập và quy hoạch tổng thể bảo tồn đa dạng sinh học của cả nước?

Lập và thời kỳ quy hoạch tổng thể bảo tồn đa dạng sinh học dựa vào căn cứ nào?

Căn cứ theo khoản 1 Điều 8 Luật Đa dạng sinh học 2008, được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 10 Luật sửa đổi, bổ sung một số Điều của 37 Luật có liên quan đến quy hoạch 2018 quy định như sau:

“Điều 8. Căn cứ lập và thời kỳ quy hoạch tổng thể bảo tồn đa dạng sinh học

1. Căn cứ lập quy hoạch tổng thể bảo tồn đa dạng sinh học bao gồm các căn cứ theo quy định của pháp luật về quy hoạch và các căn cứ sau đây:

a) Chiến lược bảo vệ môi trường, chiến lược bảo tồn đa dạng sinh học trong cùng giai đoạn;

b) Quy hoạch bảo vệ môi trường;

c) Kết quả thực hiện quy hoạch tổng thể bảo tồn đa dạng sinh học thời kỳ trước; hiện trạng, diễn biến đa dạng sinh học; thực trạng, nhu cầu khai thác, sử dụng đa dạng sinh học.”

Theo đó, lập và thời kỳ quy hoạch tổng thể bảo tồn đa dạng sinh học dựa vào các căn cứ sau:

– Chiến lược bảo vệ môi trường, chiến lược bảo tồn đa dạng sinh học trong cùng giai đoạn;

– Quy hoạch bảo vệ môi trường;

– Kết quả thực hiện quy hoạch tổng thể bảo tồn đa dạng sinh học thời kỳ trước; hiện trạng, diễn biến đa dạng sinh học; thực trạng, nhu cầu khai thác, sử dụng đa dạng sinh học.

Hồ sơ trình phê duyệt quy hoạch tổng thể bảo tồn đa dạng sinh học của cả nước gồm những giấy tờ gì?

Căn cứ theo khoản 3 Điều 3 Nghị định 65/2010/NĐ-CP quy định như sau:

“Điều 3. Trình tự, thủ tục lập, phê duyệt quy hoạch tổng thể bảo tồn đa dạng sinh học của cả nước

3. Hồ sơ trình phê duyệt quy hoạch tổng thể bảo tồn đa dạng sinh học của cả nước gồm có:

a) Dự án quy hoạch tổng thể bảo tồn đa dạng sinh học của cả nước;

b) Văn bản của Hội đồng thẩm định liên ngành;

c) Báo cáo đánh giá môi trường chiến lược đối với dự án quy hoạch tổng thể bảo tồn đa dạng sinh học của cả nước đã được thẩm định;

d) Ý kiến của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có liên quan.”

Như vậy, hồ sơ trình phê duyệt quy hoạch tổng thể bảo tồn đa dạng sinh học của cả nước gồm những giấy tờ sau:

– Dự án quy hoạch tổng thể bảo tồn đa dạng sinh học của cả nước;

– Văn bản của Hội đồng thẩm định liên ngành;

– Báo cáo đánh giá môi trường chiến lược đối với dự án quy hoạch tổng thể bảo tồn đa dạng sinh học của cả nước đã được thẩm định;

– Ý kiến của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có liên quan.

Trình tự, thủ tục lập và quy hoạch tổng thể bảo tồn đa dạng sinh học của cả nước thực hiện theo các bước nào?

Căn cứ theo khoản 1 Điều 3 Nghị định 65/2010/NĐ-CP quy định như sau:

“Điều 3. Trình tự, thủ tục lập, phê duyệt quy hoạch tổng thể bảo tồn đa dạng sinh học của cả nước

1. Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các Bộ, cơ quan ngang bộ có liên quan và Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) tổ chức lập, thẩm định và trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch tổng thể bảo tồn đa dạng sinh học của cả nước theo trình tự, thủ tục sau đây:

a) Tổ chức điều tra, xác định nhu cầu bảo tồn đa dạng sinh học và lập dự án quy hoạch tổng thể bảo tồn đa dạng sinh học của cả nước;

b) Lấy ý kiến các Bộ, cơ quan ngang Bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có liên quan;

c) Thẩm định dự án quy hoạch tổng thể bảo tồn đa dạng sinh học của cả nước;

d) Trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch tổng thể bảo tồn đa dạng sinh học của cả nước.

2. Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường thành lập Hội đồng thẩm định liên ngành và chủ trì việc thẩm định. Hội đồng thẩm định liên ngành chịu trách nhiệm về nội dung, tính khả thi của dự án quy hoạch tổng thể bảo tồn đa dạng sinh học của cả nước.

…”

Như vậy, Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức lập, thẩm định và trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch tổng thể bảo tồn đa dạng sinh học của cả nước theo trình tự, thủ tục sau đây:

Bước 1: Tổ chức điều tra, xác định nhu cầu bảo tồn đa dạng sinh học và lập dự án quy hoạch tổng thể bảo tồn đa dạng sinh học của cả nước;

Bước 2: Lấy ý kiến các Bộ, cơ quan ngang Bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có liên quan;

Bước 3: Thẩm định dự án quy hoạch tổng thể bảo tồn đa dạng sinh học của cả nước;

Bước 4: Trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch tổng thể bảo tồn đa dạng sinh học của cả nước.

Trên đây là toàn bộ quy định của pháp luật về Trình tự, thủ tục lập và quy hoạch tổng thể bảo tồn đa dạng sinh học của cả nước? Luật Nam Sơn xin gửi đến quý bạn đọc. Trường hợp có các thắc mắc cần giải đáp liên quan đến pháp luật quý bạn đọc có thể liên hệ Luật Nam Sơn để được tư vấn trực tiếp bởi Luật sư HàLuật sư Trung và các Luật sư có kinh nghiệm khác.

Hotline: 1900.633.246,

Email: Luatnamson79@gmail.com

1900.633.246 tv.luatnamson@gmail.com Follow on facebook