Tranh tụng tại phiên tòa dân sự: 03 bất cập và kiến nghị hoàn thiện

Đình chỉ

Tranh tụng tại phiên tòa dân sự: 03 bất cập và kiến nghị hoàn thiện

Tranh tụng

Thứ nhất, Xác định chứng cứ giao nộp và ấn định thời hạn đương sự giao nộp chứng cứ

Chứng cứ là một trong những yếu tố rất quan trọng, giúp cho các bên đảm bảo quyền tranh tụng một cách tối ưu nhất, vì vậy, quy định về xác định chứng cứ giao nộp và việc ấn định thời hạn đương sự giao nộp chứng cứ rất quan trọng, có thể ảnh hướng đến quyền và lợi ích hợp pháp của họ.
Trong quá trình giải quyết vụ án dân sự, đương sự có quyền và nghĩa vụ giao nộp tài liệu, chứng cứ cho Tòa án, thời hạn giao nộp tài liệu, chứng cứ do Thẩm phán được phân công giải quyết vụ việc ấn định nhưng không được vượt quá thời hạn chuẩn bị xét xử theo thủ tục sơ thẩm (Quy định tại khoản 4 Điều 96 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 2015). Như vậy, đương sự được phép giao nộp tài liệu, chứng cứ cho đến khi nhận được Quyết định đưa vụ án ra xét xử (theo khoản 3 Điều 203 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015).
          Tuy nhiên, theo khoản 2 Điều 203 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 2015, trong giai đoạn chuẩn bị xét xử, Thẩm phán phải tổ chức phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ (Phiên họp). Phiên họp này được tổ chức trước khi Thẩm phán ra Quyết định đưa vụ án ra xét xử. Như vậy, thì việc giao nộp tài liệu, chứng cứ có thể được phép thực hiện sau phiên họp kiểm tra giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ. Điều này không phù hợp với mục đích của quy định về phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ là để các bên được tiếp cận với tất cả chứng của các bên khác trước khi tổ chức phiên tòa sơ thẩm.
          Kiến nghị hoàn thiện: Có ý kiến cho rằng cần có hướng dẫn quy định này của Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 theo hướng thời hạn giao nộp tài liệu, chứng cứ chỉ được tính cho đến trước khi Tòa án tổ chức phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ. Theo tác giả, đây là một kiến nghị rất đúng đắn, phù hợp với thực trạng hiện nay của vấn đề này, bởi lẽ, các bên sẽ được tiếp cận triệt để với tất cả chứng cứ của các bên khác trước khi phiên tòa sơ thẩm diễn ra, tạo điều kiện, thời gian để chuẩn bị, phản bác, bảo vệ quyền lợi của mình.

Thứ hai, Trách nhiệm cung cấp tài liệu, chứng cứ của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền.

          Bản chất của chứng cứ là do các bên thu thập và giao nộp cho Tòa án, tuy nhiên không phải mọi loại chứng cứ nào họ cũng có điều kiện để biết, thu thập. Ví dụ như các loại giấy tờ chứng minh địa chỉ, nhân thân,… Mặc khác, không phải người dân nào cũng hiểu biết pháp luật, khả năng tự thu thập chứng cứ của họ còn nhiều hạn chế. Do vậy, mặc dù biết rằng quyền lợi của mình bị xâm phạm nhưng lại không thể yêu cầu các cơ quan, tổ chức và cá nhân khác cung cấp chứng cứ để làm cơ sở cho họ đòi lại quyền lợi hợp pháp của mình. Thực tế hiện nay các cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền thường chậm trễ dẫn đến việc giải quyết kéo dài, ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền lợi của người bị thiệt hại.
          Thông qua vụ việc nêu trên, vấn đề được đặt ra là tại sao pháp luật hiện hành đã có quy định nhưng thực tế các chủ thể lại cố tình không được tuân thủ, đồng thời luật đã có những chế tài pháp lý mang tính cưỡng chế bắt buộc đối với các chủ thể vi phạm nghĩa vụ nhưng Tòa án không áp dụng để xử lý? Phải chăng các quy định hiện hành còn chưa đủ rõ ràng, việc áp dụng không mang lại hiệu quả?
          Kiến nghị hoàn thiện: Cần có chế tài khắt khe, bao quát hơn đối với trường hợp chủ thể có thẩm quyền đang lưu giữ tài liệu, chứng cứ nhưng không cung cấp, cung cấp không đầy đủ hoặc cung cấp không đúng hạn theo yêu cầu của đương sự mà không có lý do chính đáng. Hơn nữa, cũng nên có quy định nghiêm khắc hơn đối với trường hợp cơ quan, tổ chức, cá nhân đang lưu giữ tài liệu, chứng cứ mà từ chối cung cấp khi đương sự có yêu cầu.

Thứ ba, Hỏi các đương sự khác và tranh luận tại phiên tòa

          Theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 trình tự phiên tòa sơ thẩm là các đương sự trình bày ý kiến, các đương sự hỏi, hội đồng xét xử hỏi, Kiểm sát viên hỏi, sau đó mới tranh luận giữa các bên đương sự. Tuy nhiên nhiêu đương sự hiện nay chưa biết hoặc biết nhưng không biết cách thực hiện quyền của mình. Bên cạnh đó còn không ít các thẩm phán còn chưa thực sự điều khiển phiên tòa theo đúng thủ tục tranh tụng. Do đó đa số các phiên tòa diễn ra theo hướng nguyên đơn trình bày theo câu hỏi của Thẩm phán, sau khi hỏi xong nguyên đơn thì bị đơn và những người tham gia tố tụng khác được hỏi. Việc làm rõ nội dung vụ án hoàn toàn phụ thuộc vào sự chủ động của thẩm phán chủ tọa phiên tòa. Hoặc nếu thẩm phán có để các đương sự hỏi thì họ cũng không biết cách hỏi và không thực hiện quyền hỏi của mình. Đối với thủ tục tranh luận vốn đã được quy định từ lâu và đã được hiểu như chính là thủ tục tranh tụng, là phần thủ tục mà các đương sự được thể hiện quyền tranh tụng của mình. Tuy nhiên phần lớn sau phần hỏi các nội dung vụ án đã được hỏi các đương sự sẽ không thực hiện tranh luận hoặc không biết cách tranh luận. Do đó các quy định tại phiên tòa để nhằm bảo vệ quyền tranh tụng của đương sự chưa được thực thi đúng. Thậm chí các quy định này còn nhiều nơi, nhiều lúc chưa được thực hiện bởi chính đương sự.
          Kiến nghị hoàn thiện: Cần phải bổ sung thêm các quy định về việc trước khi phiên tòa diễn ra, cần phải bắt buộc phổ biến kiến thức cho đương sự về quyền và nghĩa vụ của họ tại phiên tòa (trong đó có quyền tranh tụng), đảm bảo rằng lợi ích của họ sẽ không bị xâm phạm. Trình tự, thủ tục tranh tụng chặt chẽ thì mới có thể có một phiên tòa công minh, công bằng. Các chủ thể có thẩm quyền cần phải tích cực giúp đỡ đương sự để họ biết và thực hiện quyền của mình tại phiên tòa. Cách hỏi và quyền hỏi của đương sự trong tranh tụng cần phải được quy định rõ ràng hơn, đảm bảo cho người dân đọc và có thể hiểu được, qua đó tối ưu hóa được quyền này của mình. Đồng thời phải khuyến khích, hướng dẫn đương sự thực hiện quyền tranh luận của mình trong tranh tụng một cách tốt nhất.

Như vậy, Luật Nam Sơn đã giải đáp cho các bạn hiểu quy định của pháp luật về các điểm bất cập và một số kiến nghị về tranh tụng tại phiên tòa dân sự. Trong trường hợp quý khách có bất kỳ thắc mắc cần giải đáp liên quan đến pháp luật, quý khách có thể liên hệ qua:

Hotline 1900.633.246;

Email: Luatnamson79@gmail.com để được tư vấn trực tiếp bởi Luật sư HàLuật sư Trung và các Luật sư có kinh nghiệm khác.

1900.633.246 tv.luatnamson@gmail.com Follow on facebook