Quy định về trang phục chiến đấu của cảnh sát đặc nhiệm năm 2023

Quy định về trang phục chiến đấu của cảnh sát đặc nhiệm năm 2023

Quy định về trang phục chiến đấu của cảnh sát đặc nhiệm năm 2023 

Trang phục chiến đấu của cảnh sát đặc nhiệm rất quan trọng bởi nó liên quan mật thiết đến việc bảo vệ tính mạng của cảnh sát khi làm nhiệm vụ. Vậy pháp luật quy định như thế nào về trang phục chiến đấu của cảnh sát đặc nhiệm? Bài viết dưới đây Luật Nam Sơn sẽ làm rõ vấn đề này.

Quy định về trang phục chiến đấu của cảnh sát đặc nhiệm năm 2023

Trang phục chiến đấu của cảnh sát đặc nhiệm

Căn cứ Thông tư 55/2022/TT-BCA quy định phù hiệu, giấy chứng nhận công tác đặc biệt, trang phục huấn luyện, trang phục chiến đấu của Cảnh sát cơ động do Bộ trưởng Bộ Công an ban hành.

Trang phục chiến đấu của Cảnh sát đặc nhiệm được quy định tại Điều 16 Thông tư 55/2022/TT-BCA như sau:

(1) Danh mục trang phục xuân hè, gồm:

– Công an hiệu;

– Mũ mềm gắn Công an hiệu;

– Mũ bảo hiểm Cảnh sát đặc nhiệm gắn Công an hiệu;

– Mũ chống nhận diện;

– Áo: cánh tay trái gắn ký hiệu Cảnh sát đặc nhiệm; trước ngực bên phải gắn số hiệu; ngực trái gắn huy hiệu Công an nhân dân; cổ áo gắn phù hiệu kết hợp;

– Ký hiệu Cảnh sát cơ động;

– Số hiệu Công an nhân dân;

– Huy hiệu Công an nhân dân;

– Phù hiệu kết hợp;

– Áo lót gắn ký hiệu Cảnh sát đặc nhiệm;

– Dây lưng chéo;

– Quần;

– Dây lưng;

– Giầy ghệt;

– Bít tất;

– Găng tay.

(2) Danh mục trang phục thu đông, gồm:

– Công an hiệu;

– Mũ mềm gắn Công an hiệu;

– Mũ bảo hiểm Cảnh sát đặc nhiệm gắn Công an hiệu;

– Mũ chống nhận diện;

– Áo: cánh tay trái gắn ký hiệu Cảnh sát đặc nhiệm; trước ngực bên phải gắn số hiệu; ngực trái gắn huy hiệu Công an nhân dân; cổ áo gắn phù hiệu kết hợp;

– Ký hiệu Cảnh sát cơ động;

– Số hiệu Công an nhân dân;

– Huy hiệu Công an nhân dân;

– Phù hiệu kết hợp;

– Áo lót gắn ký hiệu Cảnh sát đặc nhiệm;

– Áo mùa đông: cánh tay trái áo gắn ký hiệu Cảnh sát cơ động; nhiều lớp; ngực phải gắn số hiệu; ngực trái gắn huy hiệu Công an nhân dân; cổ áo gắn phù hiệu kết hợp;

– Áo khoác mùa đông có mũ (chống rét): cánh tay trái gắn ký hiệu Cảnh sát đặc nhiệm; chất liệu giữ ấm; ngực phải gắn số hiệu; ngực trái gắn huy hiệu Công an nhân dân; cổ áo gắn phù hiệu kết hợp;

– Dây lưng chéo;

– Quần;

– Dây lưng;

– Giầy ghệt;

– Bít tất;

– Găng tay.

Đối tượng sử dụng trang phục của Cảnh sát bảo vệ mục tiêu và trang phục chiến đấu của Cảnh sát đặc nhiệm

Căn cứ theo quy định tại khoản 3 Điều 16 Thông tư 55/2022/TT-BCA và khoản 3 Điều 17 Thông tư 55/2022/TT-BCA, đối tượng sử dụng trang phục của Cảnh sát bảo vệ mục tiêu và trang phục chiến đấu của Cảnh sát đặc nhiệm được xác định như sau:

– Đối tượng sử dụng trang phục chiến đấu của Cảnh sát đặc nhiệm: cán bộ, chiến sĩ các đơn vị Cảnh sát đặc nhiệm trực thuộc Bộ Tư lệnh Cảnh sát cơ động và Công an cấp tỉnh.

– Đối tượng sử dụng trang phục của Cảnh sát bảo vệ mục tiêu: cán bộ, chiến sĩ đơn vị bảo vệ mục tiêu và đơn vị bảo vệ vận chuyển hàng đặc biệt thuộc Bộ Tư lệnh Cảnh sát cơ động; Công an cấp tỉnh.

Hành vi bị nghiêm cầm khi mua bán trang phục cảnh sát đặc nhiệm trái phép

Căn cứ quy định tại khoản 4 Điều 8 Luật Cảnh sát cơ động 2022 như sau: iả danh cán bộ, chiến sĩ Cảnh sát cơ động; giả mạo phương tiện, làm giả, mua bán, sử dụng trái phép trang phục, phù hiệu, con dấu, giấy chứng nhận công tác đặc biệt của Cảnh sát cơ động.”

Như vậy, theo quy định tại khoản 4 Điều 8 Luật Cảnh sát cơ động 2022 nêu trên thì việc mua bán trang phục của Cảnh sát cơ động là không được phép, thuộc một trong các hành vi bị nghiêm cấm.

Trên đây là những quy định của pháp luật về trang phục chiến đấu của cảnh sát đặc nhiệm . Luật Nam Sơn xin gửi đến quý bạn đọc.

Bài viết trên chỉ mang tính chất tham khảo. Trường hợp có các thắc mắc cần giải đáp chi tiết liên quan đến pháp luật quý bạn đọc có thể liên hệ qua Hotline: 1900.633.246, email: Luatnamson79@gmail.com để được tư vấn trực tiếp bởi Luật sư HàLuật sư Trung và các Luật sư có kinh nghiệm khác.

 

1900.633.246 tv.luatnamson@gmail.com Follow on facebook