Trách nhiệm của cơ quan nhà nước trong phòng chống khủng bố (Phần 2)

Trách nhiệm của cơ quan nhà nước trong phòng chống khủng bố (Phần 2)

Trách nhiệm của cơ quan nhà nước trong phòng chống khủng bố (Phần 2)

Trách nhiệm của Bộ Giao thông vận tải

– Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình tổ chức thực hiện hoạt động phòng, chống khủng bố theo quy định của Luật Phòng, chống khủng bố và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

– Chỉ đạo cơ quan, đơn vị thuộc quyền sẵn sàng tham gia phòng, chống khủng bố theo quyết định huy động của người có thẩm quyền.

– Phối hợp với Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, các bộ, ngành liên quan và Ủy ban nhân dân địa phương xây dựng, huấn luyện, diễn tập, tổ chức thực hiện các phương án phòng, chống cướp tàu bay, tàu biển, bắt cóc con tin, gây nổ trên tàu bay, tàu biển, tàu hỏa và các phương tiện giao thông công cộng khác, bảo vệ an toàn các sân bay, bến cảng, nhà ga, bến xe.

– Phối hợp với Bộ Công an, Bộ Quốc phòng và Ủy ban nhân dân địa phương bảo vệ an ninh, trật tự tại các khu vực sân bay, nhà ga, bến tàu, bến xe, cảng biển, cầu, hầm đường bộ quan trọng; kiểm soát người điều khiển, hành khách và phương tiện giao thông vận tải để phát hiện, ngăn chặn và xử lý các hoạt động khủng bố.

Trách nhiệm của Bộ Tài chính

– Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình tổ chức thực hiện hoạt động phòng, chống khủng bố theo quy định của Luật Phòng, chống khủng bố và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

– Chỉ đạo cơ quan, đơn vị thuộc quyền sẵn sàng tham gia phòng, chống khủng bố theo quyết định huy động của người có thẩm quyền.

– Chỉ đạo cơ quan Hải quan phối hợp với các đơn vị Công an nhân dân, Bộ đội biên phòng và các cơ quan khác có liên quan thực hiện các biện pháp phòng, chống khủng bố trong hoạt động kiểm soát hàng hóa, phương tiện nhập khẩu, xuất khẩu, quá cảnh.

Trách nhiệm của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

– Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình tổ chức thực hiện hoạt động phòng, chống khủng bố theo quy định của Luật Phòng, chống khủng bố và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

– Chỉ đạo cơ quan, đơn vị thuộc quyền sẵn sàng tham gia phòng, chống khủng bố theo quyết định huy động của người có thẩm quyền.

– Tiếp nhận thông tin, báo cáo giao dịch đáng ngờ liên quan đến khủng bố, tài trợ khủng bố từ tổ chức tài chính và tổ chức, cá nhân kinh doanh ngành nghề phi tài chính; khi có cơ sở để nghi ngờ giao dịch liên quan đến khủng bố, tài trợ khủng bố thì kịp thời báo cho lực lượng chống khủng bố của Bộ Công an và phối hợp xác minh làm rõ.

– Phối hợp với Bộ Công an trong hợp tác quốc tế về phòng, chống khủng bố.

Trách nhiệm của Bộ Thông tin và Truyền thông

– Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình tổ chức thực hiện hoạt động phòng, chống khủng bố theo quy định của Luật Phòng, chống khủng bố và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

– Chỉ đạo cơ quan, đơn vị thuộc quyền sẵn sàng tham gia phòng, chống khủng bố theo quyết định huy động của người có thẩm quyền.

– Chỉ đạo cơ quan, doanh nghiệp xuất bản, báo chí, bưu chính, viễn thông, công nghệ thông tin thực hiện các hoạt động sau đây:

+ Tổ chức bảo đảm an toàn, an ninh thông tin cho hoạt động phòng, chống khủng bố;

+ Phối hợp với các đơn vị Công an, Quân đội xây dựng và triển khai thực hiện các biện pháp phòng, chống khủng bố tại các cơ sở xuất bản, báo chí, bưu chính, viễn thông, công nghệ thông tin và mạng liên lạc; kiểm soát hoạt động xuất bản, báo chí, bưu chính, viễn thông, công nghệ thông tin để phát hiện, xử lý hành vi lợi dụng hoạt động này để khủng bố, tài trợ khủng bố;

+ Quản lý việc đưa tin về khủng bố trên các phương tiện thông tin đại chúng; tuyên truyền, giáo dục nâng cao ý thức phòng, chống khủng bố cho cán bộ, nhân dân; đấu tranh với các hoạt động thông tin, truyền thông của tổ chức, cá nhân khủng bố.

Trách nhiệm của các bộ, ngành và các đơn vị liên quan khác trong phòng chống khủng bố

Trách nhiệm của các bộ, ngành liên quan: 

– Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình tổ chức thực hiện hoạt động phòng chống khủng bố theo quy định của Luật Phòng, chống khủng bố và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

– Phối hợp với Bộ Công an thực hiện quản lý nhà nước về phòng chống khủng bố trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình.

– Chỉ đạo cơ quan, đơn vị thuộc quyền sẵn sàng tham gia phòng chống khủng bố theo quyết định huy động của người có thẩm quyền.

Trách nhiệm của Viện kiểm sát nhân dân, Tòa án nhân dân:

Viện kiểm sát nhân dân, Tòa án nhân dân trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình kịp thời xử lý hành vi phạm tội khủng bố, tài trợ khủng bố; phối hợp với các cơ quan, tổ chức liên quan trong phòng, chống khủng bố theo quy định của pháp luật.

Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các cấp:

– Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình thực hiện quản lý nhà nước về phòng chống khủng bố tại địa phương; tổ chức thực hiện hoạt động phòng, chống khủng bố theo quy định của Luật Phòng, chống khủng bố và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

– Phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, tổ chức chính trị – xã hội cùng cấp xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc, tham gia phòng, chống khủng bố.

– Chỉ đạo lực lượng vũ trang nhân dân và các ngành chức năng của địa phương xây dựng, triển khai thực hiện công tác phòng, chống khủng bố tại địa phương.

– Trình cấp có thẩm quyền quyết định ngân sách phục vụ công tác phòng, chống khủng bố; tổ chức quản lý, sử dụng ngân sách phục vụ công tác phòng, chống khủng bố theo quy định của Luật ngân sách nhà nước.

Trên đây là toàn bộ quy định của pháp luật về Trách nhiệm của cơ quan nhà nước trong phòng chống khủng bố (Phần 2) Luật Nam Sơn xin gửi đến quý bạn đọc. Trường hợp có các thắc mắc cần giải đáp liên quan đến pháp luật quý bạn đọc có thể liên hệ Luật Nam Sơn để được tư vấn trực tiếp bởi Luật sư HàLuật sư Trung và các Luật sư có kinh nghiệm khác.

Hotline: 1900.633.246,

Email: Luatnamson79@gmail.com

1900.633.246 tv.luatnamson@gmail.com Follow on facebook