Trách nhiệm của chủ sở hữu khi tài sản chìm đắm do cơ quan có thẩm quyền trục vớt

Trách nhiệm của chủ sở hữu khi tài sản chìm đắm do cơ quan có thẩm quyền trục vớt

Trách nhiệm của chủ sở hữu khi tài sản chìm đắm do cơ quan có thẩm quyền trục vớt được quy định như thế nào? Hãy cùng Luật Nam Sơn tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Trách nhiệm của chủ sở hữu khi tài sản chìm đắm do cơ quan có thẩm quyền trục vớt

Trách nhiệm của chủ sở hữu khi tài sản chìm đắm do cơ quan có thẩm quyền trục vớt

Tại khoản 3 Điều 24 Nghị định 05/2017/NĐ-CP quy định việc thanh toán chi phí xử lý tài sản chìm đắm do cơ quan có thẩm quyền tổ chức trục vớt như sau:

“Điều 24. Thanh toán chi phí xử lý tài sản chìm đắm do cơ quan có thẩm quyền tổ chức trục vớt

1. Chủ sở hữu tài sản chìm đắm có trách nhiệm thanh toán các khoản chi phí xử lý tài sản chìm đắm theo quy định tại Điều 23 của Nghị định này trong trường hợp việc xử lý tài sản chìm đắm do cơ quan có thẩm quyền tổ chức thực hiện; thời hạn thanh toán các chi phí xử lý tài sản chìm đắm chậm nhất là 12 tháng kể từ ngày hoàn thành việc trục vớt.

2. Trường hợp tổ chức trục vớt tài sản chìm đắm gây nguy hiểm theo quy định tại khoản 2 Điều 14 của Nghị định này, nếu số tiền thu được từ việc bán tài sản không đủ bù đắp chi phí và chủ sở hữu không có khả năng chi trả hoặc không xác định được chủ sở hữu tài sản chìm đắm thì số tiền còn thiếu được ngân sách nhà nước cấp bổ sung. Cơ quan có thẩm quyền quyết định việc bán tài sản chìm đắm quy định tại Điều 12 của Nghị định này có trách nhiệm thanh toán các chi phí liên quan đến xử lý tài sản chìm đắm.

3. Chi phí xử lý tài sản chìm đắm có thể được thanh toán bằng hiện vật trục vớt được; việc thanh toán bằng hiện vật được thực hiện trước hoặc sau khi trục vớt tài sản chìm đắm. Cơ quan có thẩm quyền quy định tại Điều 12 của Nghị định này phê duyệt phương án trục vớt tài sản chìm đắm quyết định việc thanh toán bằng hiện vật theo quy định tại Điều 25 của Nghị định này.

4. Trường hợp tài sản chìm đắm được xử lý theo hình thức phá hủy, chủ sở hữu tài sản chìm đắm phải chịu chi phí phá hủy; nếu chủ sở hữu tài sản chìm đắm không có khả năng chi trả hoặc không xác định được chủ sở hữu tài sản chìm đắm thì được thanh toán từ ngân sách nhà nước. Cơ quan có thẩm quyền quy định tại Điều 12 của Nghị định này quyết định việc thanh toán các chi phí liên quan đến phá hủy tài sản chìm đắm.

…”

Như vậy, khi tài sản chìm đắm được cơ quan có thẩm quyền tổ chức trục vớt, chủ sở hữu tài sản chìm đắm có trách nhiệm thanh toán các loại chi phí như sau:

– Chi phí trục vớt, giám định tài sản chìm đắm.

– Chi phí vận chuyển, trông coi, bảo quản tài sản chìm đắm.

– Chi phí điều tiết thực hiện phương án bảo đảm an toàn giao thông liên quan đến quá trình trục vớt (nếu có).

– Chi phí thông báo tìm chủ sở hữu tài sản, chi phí chuyển giao tài sản, chi phí tiêu hủy tài sản, chi phí định giá, bán đấu giá tài sản.

– Thuế, phí, lệ phí (nếu có).

– Chi phí tiêu hủy (nếu có).

– Chi phí hợp lý khác liên quan (nếu có).

Cá nhân có hành vi không thanh toán các chi phí liên quan đến việc trục vớt tài sản chìm đắm bị xử phạt bao nhiêu tiền?

Tại điểm đ khoản 3 Điều 54 Nghị định 142/2017/NĐ-CP quy định hành vi vi phạm quy định về trục vớt tài sản chìm đắm tại cảng biển như sau:

“Điều 54. Vi phạm quy định về trục vớt tài sản chìm đắm tại cảng biển

1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi không cung cấp thông tin, thông báo, báo cáo hoặc cung cấp thông tin, thông báo, báo cáo không đúng theo quy định về tài sản chìm đắm tại cảng biển.

2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi không lập hoặc không trình phương án trục vớt tài sản chìm đắm đúng thời hạn theo quy định.

3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với mỗi hành vi vi phạm sau đây:

a) Không lắp đặt hoặc lắp đặt không kịp thời báo hiệu phù hợp với vị trí tài sản bị chìm đắm;

b) Thực hiện việc trục vớt hoặc kết thúc việc trục vớt tài sản bị chìm đắm quá thời gian quy định;

c) Trục vớt tài sản chìm đắm khi chưa được phép của cơ quan có thẩm quyền;

d) Không bàn giao hoặc bàn giao không đầy đủ tài sản chìm đắm ngẫu nhiên trục vớt được theo quy định;

đ) Không thanh toán các chi phí liên quan đến việc trục vớt tài sản chìm đắm theo quy định;

e) Trục vớt tài sản chìm đắm mà không thực hiện đầy đủ phương án thăm dò, trục vớt tài sản chìm đắm đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt theo quy định.

4. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi không trục vớt tài sản chìm đắm cấp độ 1 theo quy định.

5. Phạt tiền từ 70.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với hành vi không trục vớt tài sản chìm đắm cấp độ 2 theo quy định.

6. Hình thức xử phạt bổ sung:

a) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để thực hiện hành vi vi phạm hành chính quy định tại điểm c khoản 3 Điều này;

b) Đình chỉ hoạt động có thời hạn đối với hoạt động thăm dò, trục vớt tài sản từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm e khoản 3 Điều này.

Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc hoàn trả chi phí trục vớt tài sản chìm đắm theo quy định đối với các hành vi vi phạm được quy định tại điểm đ khoản 3, khoản 4 và khoản 5 Điều này.”

Như vậy, đối với chủ sở hữu tài sản chìm đắm là cá nhân có hành vi không thanh toán các chi phí liên quan đến việc trục vớt tài sản chìm đắm sẽ bị phạt tiền từ 10.000.000 đến 20.000.000 đồng. Đồng thời buộc cá nhân vi phạm phải hoàn trả chi phí trục vớt tài sản chìm đắm theo quy định.

Trên đây là toàn bộ quy định của pháp luật về Trách nhiệm của chủ sở hữu khi tài sản chìm đắm do cơ quan có thẩm quyền trục vớt Luật Nam Sơn xin gửi đến quý bạn đọc. Trường hợp có các thắc mắc cần giải đáp liên quan đến pháp luật quý bạn đọc có thể liên hệ Luật Nam Sơn để được tư vấn trực tiếp bởi Luật sư HàLuật sư Trung và các Luật sư có kinh nghiệm khác.

Hotline: 1900.633.246,

Email: Luatnamson79@gmail.com

1900.633.246 tv.luatnamson@gmail.com Follow on facebook