Tổ chức tôn giáo giải thể trong những trường hợp nào?

Tổ chức tôn giáo giải thể trong những trường hợp nào?

Tổ chức tôn giáo giải thể trong những trường hợp nào? Bài viết dưới đây của Luật Nam Sơn sẽ cung cấp thông tin đến bạn đọc về vấn đề này.

Tổ chức tôn giáo giải thể trong những trường hợp nào?

Tổ chức tôn giáo và Tổ chức tôn giáo trực thuộc là gì?

Căn cứ theo quy định tại khoản 12 và khoản 13 Điều 2 Luật Tín ngưỡng, tôn giáo 2016 quy định như sau:

“Điều 2. Giải thích từ ngữ

12. Tổ chức tôn giáo là tập hợp tín đồ, chức sắc, chức việc, nhà tu hành của một tôn giáo được tổ chức theo một cơ cấu nhất định được Nhà nước công nhận nhằm thực hiện các hoạt động tôn giáo.

13. Tổ chức tôn giáo trực thuộc là tổ chức thuộc tổ chức tôn giáo, được thành lập theo hiến chương, điều lệ, quy định của tổ chức tôn giáo.

…”

Như vậy, Tổ chức tôn giáo là tập hợp tín đồ, chức sắc, chức việc, nhà tu hành của một tôn giáo được tổ chức theo một cơ cấu nhất định được Nhà nước công nhận nhằm thực hiện các hoạt động tôn giáo. Tổ chức tôn giáo trực thuộc là tổ chức thuộc tổ chức tôn giáo, được thành lập theo hiến chương, điều lệ, quy định của tổ chức tôn giáo.

Tổ chức tôn giáo giải thể trong những trường hợp nào?

Khoản 1 Điều 31 Luật Tín ngưỡng, tôn giáo 2016 quy định về các trường hợp giải thể tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc như sau:

“Điều 31. Giải thể tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc

1. Tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc giải thể trong trường hợp sau đây:

a) Theo quy định của hiến chương;

b) Không hoạt động tôn giáo trong thời gian 01 năm kể từ ngày được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận hoặc chấp thuận việc thành lập, chia, tách, sáp nhập, hợp nhất; ngừng hoạt động tôn giáo trong thời gian 01 năm liên tục;

c) Hết thời hạn bị đình chỉ toàn bộ hoạt động tôn giáo mà không khắc phục được nguyên nhân dẫn đến việc bị đình chỉ.

…”

Như vậy, tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc giải thể khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

– Theo quy định của hiến chương;

– Không hoạt động tôn giáo trong thời gian 01 năm kể từ ngày được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận hoặc chấp thuận việc thành lập, chia, tách, sáp nhập, hợp nhất; ngừng hoạt động tôn giáo trong thời gian 01 năm liên tục;

– Hết thời hạn bị đình chỉ toàn bộ hoạt động tôn giáo mà không khắc phục được nguyên nhân dẫn đến việc bị đình chỉ.

Thẩm quyền giải thể tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc thuộc về cơ quan nào?

Khoản 2 Điều 31 Luật Tín ngưỡng, tôn giáo 2016 quy định về thẩm quyền giải thể tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc như sau:

“Điều 31. Giải thể tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc

2. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận tổ chức tôn giáo có quyền giải thể tổ chức tôn giáo.

Tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc có quyền giải thể tổ chức tôn giáo trực thuộc. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại khoản 3 Điều 29 của Luật này có quyền giải thể hoặc yêu cầu tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc giải thể tổ chức tôn giáo trực thuộc trong các trường hợp quy định tại điểm b và điểm c khoản 1 Điều này.

Như vậy, Cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận tổ chức tôn giáo có quyền giải thể tổ chức tôn giáo. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc Cơ quan quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo ở trung ương có quyền giải thể hoặc yêu cầu tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc giải thể tổ chức tôn giáo trực thuộc trong các trường hợp quy định tại điểm b và điểm c khoản 1 Điều 31 Luật Tín ngưỡng, tôn giáo 2016.

Trên đây là toàn bộ quy định của pháp luật về Tổ chức tôn giáo giải thể trong những trường hợp nào? Luật Nam Sơn xin gửi đến quý bạn đọc. Trường hợp có các thắc mắc cần giải đáp liên quan đến pháp luật quý bạn đọc có thể liên hệ Luật Nam Sơn để được tư vấn trực tiếp bởi Luật sư HàLuật sư Trung và các Luật sư có kinh nghiệm khác.

Hotline: 1900.633.246,

Email: Luatnamson79@gmail.com

1900.633.246 tv.luatnamson@gmail.com Follow on facebook