Thực hiện việc hỗ trợ giáo dục, đào tạo và tạo việc làm năm 2022

Thế nào là hóa đơn hợp pháp? Xử lý hóa đơn điện tử sai sót

Thực hiện việc hỗ trợ giáo dục, đào tạo và tạo việc làm. Trợ giúp xã hội được hiểu là sự trợ giúp của nhà nước hoặc các tổ chức xã hội dành cho những người có hoàn cảnh khó khăn mà họ không thể tự mình vượt qua.

Chăm sóc, nuôi dưỡng tại các cơ sở trợ giúp xã hội là một trong các hình thức trợ giúp xã hội đối với các đối tượng bảo trợ xã hội.

Thực hiện việc hỗ trợ giáo dục, đào tạo và tạo việc làm

Khái quát về trợ giúp xã hội và các đối tượng được chăm sóc, nuôi dưỡng trong cơ sở trợ giúp xã hội, nhà ở xã hội 

Trợ giúp xã hội được hiểu là sự giúp đỡ của Nhà nước, cộng đồng xã hội đối với những người có hoàn cảnh khó khăn mà bản thân họ không tự khắc phục được. Chăm sóc, nuôi dưỡng tại các cơ sở trợ giúp xã hội là một trong các hình thức trợ giúp xã hội đối với các đối tượng bảo trợ xã hội.

Theo quy định tại Điều 24, Nghị định 20/2021/NĐ-CP quy định quy định về 04 nhóm đối tượng được chăm sóc, nuôi dưỡng trong cơ sở trợ giúp xã hội, nhà xã hội bao gồm đối tượng có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, đối tượng cần bảo vệ khẩn cấp, người chưa thành niên, người không còn khả năng lao động và các đối tượng tự nguyện sống tại cơ sở trợ giúp xã hội.

Điều 26, Nghị định 20/2021/NĐ-CP quy định về hỗ trợ giáo dục, đào tạo và tạo việc làm như sau:

Các quy định về việc hỗ trợ giáo dục 

Hỗ trợ giáo dục là các chính sách hỗ trợ trong việc học tập kiến thức, kỹ năng.

– Đối tượng trẻ em quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều 24 Nghị định 20/2021/NĐ-CP từ 16 tuổi trở lên đang học các cấp học phổ thông, học nghề, trung học chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học văn bằng thứ nhất thì tiếp tục được chăm sóc, nuôi dưỡng tại cơ sở trợ giúp xã hội cho đến khi kết thúc học, nhưng không quá 22 tuổi.

– Đối tượng được chăm sóc, nuôi dưỡng tại cơ sở trợ giúp xã hội được hưởng chính sách hỗ trợ học mầm non, giáo dục phổ thông, học nghề, trung học chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học văn bằng thứ nhất theo quy định của pháp luật.

Trong đó, các đối tượng  quy định tại Khoản 1, 2, và 3 Điều 24, Nghị định 20/2021/NĐ-CP bao gồm các đối tượng bảo trợ xã hội có hoàn cảnh đặc biệt, các đối tượng cần bảo vệ khẩn cấp, người chưa thành niên, người không còn khả năng lao động. Chi tiết về các đối tượng này, mời quý bạn đọc tìm hiểu trong bài viết Đối tượng bảo trợ xã hội được chăm sóc, nuôi dưỡng trong cơ sở trợ giúp xã hội, nhà xã hội

Thực hiện việc hỗ trợ giáo dục, đào tạo và tạo việc làm

Các quy định về việc hỗ trợ đào tạo và tạo việc làm

– Đối tượng quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều 24 Nghị định 20/2021/NĐ-CP từ 16 tuổi trở lên không tiếp tục học phổ thông, học nghề, trung học chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học được đưa trở về nơi ở trước khi vào cơ sở trợ giúp xã hội.

Ủy ban nhân dân cấp xã nơi ở trước đây của đối tượng có trách nhiệm tiếp nhận, tạo điều kiện để có việc làm, ổn định cuộc sống.

– Trẻ em từ 13 tuổi trở lên được chăm sóc, nuôi dưỡng tại cơ sở trợ giúp xã hội không còn học phổ thông thì được giới thiệu học nghề.

– Đối tượng quy định tại khoản 1 và 3 Điều 24 Nghị định 20/2021/NĐ-CP bao gồm đối tượng có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, người chưa thành niên, người không còn khả năng lao động từ 16 tuổi trở lên không tiếp tục học phổ thông, học nghề, trung học chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học thì cơ sở trợ giúp xã hội và địa phương xem xét hỗ trợ để có nơi ở, tạo việc làm và cơ sở trợ giúp xã hội tiếp tục giải quyết trợ cấp nuôi dưỡng hàng tháng cho đến khi tự lập được cuộc sống, nhưng không quá 24 tháng.

Như vậy Luật Nam Sơn đã giải đáp cho các bạn Thực hiện việc hỗ trợ giáo dục, đào tạo và tạo việc làm

Trong trường hợp quý khách có bất kỳ các vấn đề nào gặp khó khăn đừng ngần ngại liên hệ Luật Nam Sơn để được hỗ trợ trực tiếp bởi các Luật sư HàLuật sư Trung và các Luật sư có kinh nghiệm khác.

Nội dung trên chỉ mang tính chất tham khảo, quý khách hàng có nhu cầu tư vấn chi tiết vui lòng liên hệ:

Điện thoại: 1900.633.246

Gmail: Luatnamson79@gmail.com

 

 

 

1900.633.246 tv.luatnamson@gmail.com Follow on facebook