Thủ tục gia hạn Giấy phép tiếp cận nguồn gen năm 2023
Tại Điều 17 Nghị định 59/2017/NĐ-CP quy định về thủ tục gia hạn Giấy phép tiếp cận nguồn gen như sau:
– Bước 1: Nộp hồ sơ
02 tháng trước khi Giấy phép tiếp cận nguồn gen hết thời hạn hiệu lực, tổ chức, cá nhân có nhu cầu tiếp tục hoạt động tiếp cận nguồn gen phải nộp hồ sơ đề nghị gia hạn Giấy phép tiếp cận nguồn gen (sau đây gọi là hồ sơ đề nghị gia hạn) tới cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã cấp phép theo một trong các cách sau: nộp trực tiếp tại trụ sở của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc gửi qua đường bưu điện.
Hồ sơ đề nghị gia hạn bao gồm:
+ Đơn đề nghị gia hạn Giấy phép tiếp cận nguồn gen;
+ Báo cáo tình hình thực hiện tiếp cận và sử dụng nguồn gen đến thời điểm đề nghị gia hạn theo phạm vi hoạt động tại Giấy phép tiếp cận nguồn gen đã được cấp và nội dung Hợp đồng đã ký giữa các bên;
+ Bản sao Giấy phép tiếp cận nguồn gen đã được cấp;
+ Bản sao Hợp đồng đã ký giữa Bên tiếp cận và Bên cung cấp;
+ Văn bản của Bên cung cấp chấp thuận về việc tiếp tục thực hiện các hoạt động tiếp cận nguồn gen giữa hai bên.
– Bước 2: Xem xét gia hạn Giấy phép tiếp cận nguồn gen
Trong thời hạn chậm nhất 30 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị gia hạn hợp lệ của tổ chức, cá nhân, cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã cấp phép có trách nhiệm xem xét gia hạn Giấy phép tiếp cận nguồn gen.
Thời hạn của Giấy phép tiếp cận nguồn gen được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác định căn cứ vào mục tiêu, kế hoạch tiếp cận nguồn gen tại hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép tiếp cận nguồn gen nhưng tối đa không quá 03 năm.
Giấy phép tiếp cận nguồn gen bị thu hồi trong trường hợp nào?
Điều 18 Nghị định 59/2017/NĐ-CP quy định về thủ tục thu hồi Giấy phép tiếp cận nguồn gen như sau:
“Điều 18. Thu hồi Giấy phép tiếp cận nguồn gen
1. Giấy phép tiếp cận nguồn gen bị thu hồi khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền phát hiện một trong các trường hợp sau:
a) Tổ chức, cá nhân đã cung cấp thông tin giả mạo để được cấp Giấy phép tiếp cận nguồn gen;
b) Hoạt động tiếp cận và sử dụng nguồn gen gây hại con người, môi trường, an ninh, quốc phòng và lợi ích quốc gia của Việt Nam;
c) Tiến hành hoạt động tiếp cận và sử dụng nguồn gen ngoài phạm vi được cấp phép;
d) Các trường hợp vi phạm khác theo quy định của pháp luật.
2. Chậm nhất trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được thông tin về hành vi vi phạm hoặc khiếu nại về Giấy phép tiếp cận nguồn gen, cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã cấp phép phải hoàn thành việc xử lý hồ sơ để ra quyết định về việc thu hồi Giấy phép tiếp cận nguồn gen đã cấp. Quyết định thu hồi Giấy phép tiếp cận nguồn gen được lập theo Mẫu số 07 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.
3. Kể từ ngày có quyết định thu hồi Giấy phép tiếp cận nguồn gen, tổ chức, cá nhân được cấp Giấy phép tiếp cận nguồn gen phải thực hiện các yêu cầu sau:
a) Không được tiếp tục tiếp cận, sử dụng nguồn gen đã được cấp phép;
b) Phải tiếp tục thực hiện các thỏa thuận về chia sẻ lợi ích đối với nguồn gen đã tiếp cận theo quy định tại Hợp đồng đã ký;
c) Phải bồi thường thiệt hại và phục hồi môi trường, đa dạng sinh học theo quy định của pháp luật Việt Nam (nếu có).”
Như vậy, Giấy phép tiếp cận nguồn gen bị cơ quan nhà nước có thẩm quyền thu hồi khi thuộc một trong các trường hợp sau:
– Tổ chức, cá nhân đã cung cấp thông tin giả mạo để được cấp Giấy phép tiếp cận nguồn gen;
– Hoạt động tiếp cận và sử dụng nguồn gen gây hại con người, môi trường, an ninh, quốc phòng và lợi ích quốc gia của Việt Nam;
– Tiến hành hoạt động tiếp cận và sử dụng nguồn gen ngoài phạm vi được cấp phép;
– Các trường hợp vi phạm khác theo quy định của pháp luật.
Chậm nhất trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được thông tin về hành vi vi phạm hoặc khiếu nại về Giấy phép tiếp cận nguồn gen, cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã cấp phép phải hoàn thành việc xử lý hồ sơ để ra quyết định về việc thu hồi Giấy phép tiếp cận nguồn gen đã cấp.
Kể từ ngày có quyết định thu hồi Giấy phép tiếp cận nguồn gen, tổ chức, cá nhân được cấp Giấy phép tiếp cận nguồn gen phải thực hiện các yêu cầu sau:
– Không được tiếp tục tiếp cận, sử dụng nguồn gen đã được cấp phép;
– Phải tiếp tục thực hiện các thỏa thuận về chia sẻ lợi ích đối với nguồn gen đã tiếp cận theo quy định tại Hợp đồng đã ký;
– Phải bồi thường thiệt hại và phục hồi môi trường, đa dạng sinh học theo quy định của pháp luật Việt Nam (nếu có).
Trên đây là toàn bộ quy định của pháp luật về Thủ tục gia hạn Giấy phép tiếp cận nguồn gen năm 2023 Luật Nam Sơn xin gửi đến quý bạn đọc. Trường hợp có các thắc mắc cần giải đáp liên quan đến pháp luật quý bạn đọc có thể liên hệ Luật Nam Sơn để được tư vấn trực tiếp bởi Luật sư Hà, Luật sư Trung và các Luật sư có kinh nghiệm khác.
Hotline: 1900.633.246,
Email: Luatnamson79@gmail.com