Thủ tục đăng ký mã số mã vạch sản phẩm năm 2022

Thủ tục đăng ký mã số mã vạch sản phẩm năm 2022

Sản phẩm muốn được xuất khẩu hay đưa vào kinh doanh tại siêu thị thì sản phẩm đó phải đảm bảo được các yêu cầu về an toàn thực phẩm,… và đặc biệt phải được gắn mã số mã vạch. Bài viết này của Luật Nam Sơn sẽ hướng dẫn cụ thể thủ tục đăng ký mã số mã vạch sản phẩm.

Thủ tục đăng ký mã số mã vạch sản phẩm năm 2022

Căn cứ pháp lý về đăng ký mã số mã vạch

– Nghị định 74/2018/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 132/2008/NĐ-CP hướng dẫn Luật chất lượng sản phẩm, hàng hóa;

– Thông tư số 232/2016/TT-BTC ngày 11 tháng 11 năm 2016 của Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí cấp mã số, mã vạch.

Mã số mã vạch là gì ?

Mã số mã vạch là 1 dãy số được dán trên hàng hóa, dãy số này chứa tất cả các thông tin của nhà sản xuất khi sử dụng phần mềm chuyên dụng để quét, nó giúp người tiêu dùng có thể kiểm tra và biết được xuất xứ, từ đó tạo lòng tin và sự an tâm hơn khi người tiêu dùng chọn lựa.

Mã số mã vạch có cấu tạo gồm 2 phần chính gồm:

– Mã số GS1: Đây là cấu trúc mã số tiêu chuẩn có tác dụng nhận dạng sản phẩm tại mỗi quốc gia và vùng lãnh thổ khác nhau.

– Mã vạch GS1: Là một dãy các vạch và cách nhau bởi các khoảng trống song song được thiết kế dựa trên nguyên tắc mã hoá nhất định để chứa dữ liệu về sản phẩm đó.

– Mã số mã vạch giúp kiểm soát được chất lượng, số lượng hay đơn vị cung cấp.

Điều kiện để được đăng ký mã số mã vạch sản phẩm

+ Chủ thể đề nghị đăng ký phải là tổ chức có Giấy phép kinh doanh/Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư/Quyết định thành lập hợp pháp.

+ Có đầy đủ hồ sơ và nộp đủ phí đăng ký theo quy định.

Thủ tục đăng ký mã số mã vạch sản phẩm

Bước 1: Xác định số lượng sản phẩm dự định đăng ký sử dụng mã số mã vạch

Theo quy định thì tổng chủng loại sản phẩm dự định đăng ký mã vạch được xác định gồm: dưới 100 sản phẩm, trên 100 dưới 1.000 sản phẩm, trên 1.000 dưới 10.000 sản phẩm và trên 10.000 dưới 100.000 sản phẩm.

Tùy vào nhu cầu và chiến lược kinh doanh thì doanh nghiệp chọn tổng chủng loại sản phẩm phù hợp với doanh nghiệp của mình.

Bước 2: Chuẩn bị hồ sơ đăng ký mã số mã vạch

Hồ sơ đăng ký mã số mã vạch bao gồm:

– Bản đăng ký mã số mã vạch hàng hóa;

– Bản đăng ký danh mục sản phẩm, hàng hóa sử dụng mã GTIN;

– Bản sao Quyết định thành lập công ty hoặc Giấy phép kinh doanh;

– Phiếu đăng ký thông tin cho cơ sở dữ liệu của GS1 Việt Nam theo mẫu;

– Phiếu đăng ký thông tin cho Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng Việt Nam theo mẫu quy định.

Bước 3: Nộp hồ sơ đăng ký mã vạch sản phẩm

Doanh nghiệp cần chuẩn bị bộ hồ sơ bao gồm các tài liệu được quy định tại Khoản 2 Điều 7 Quyết định số 15/2006/QĐ-BKHCN mà chúng tôi đã nêu cụ thể ở trên, quý khách có thể tham khảo.

Hồ sơ sau đó nộp trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện tới Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng có địa chỉ ở số 8 – Hoàng Quốc Việt, Cầu Giấy, Hà Nội để xin cấp Giấy chứng nhận mã số mã vạch.

Hoặc có thể đăng ký sử dụng mã số mã vạch trực tuyến tại website của Trung tâm MSMV Quốc gia.

Bước 4: Thẩm định hồ sơ đăng ký mã số mã vạch

Khi nhận được hồ sơ đăng ký, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường chất lượng sẽ tổ chức thẩm định hồ sơ theo các quy định.

Thời gian thẩm định không quá 05 – 8 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đăng ký sử dụng mã vạch sản phẩm.

Bước 5: Nhận kết quả

+ Nếu hồ sơ đầy đủ và hợp lệ theo quy định, trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ thì Tổng cục TCĐLCL có trách nhiệm cấp Giấy chứng nhận mã số mã vạch, đồng thời tiến hành vào sổ đăng ký và lưu vào ngân hàng mã số quốc gia.

+ Nếu hồ sơ không đầy đủ, hợp lệ thì trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ Tổng cục TCĐLCL – Bộ Khoa học và Công nghệ thông báo cho tổ chức, cá nhân sửa đổi, hoàn thiện.

Giấy chứng nhận mã số mã vạch nhận trực tiếp Tổng cục TCĐLCL hoặc được gửi qua bưu điện.

*Lưu ý: Sau khi được cấp giấy chứng nhận, chủ sở hữu cần thường xuyên cập nhật, khai báo các thông tin sản phẩm sử dụng mã số mã vạch và khai thác các tính năng khác trên ứng dụng quản lý thông tin sử dụng mã vạch quốc gia (IDD) tại website idd. Nếu không cập nhật thì sản phẩm đó sẽ không được hiển thị trên phần mềm quét mã số mã vạch trên điện thoại di động.

Trên đây là toàn bộ quy định của pháp luật về Thủ tục đăng ký mã số mã vạch sản phẩm năm 2022 Luật Nam Sơn xin gửi đến quý bạn đọc. Trường hợp có các thắc mắc cần giải đáp liên quan đến pháp luật quý bạn đọc có thể liên hệ Luật Nam Sơn để được tư vấn trực tiếp bởi Luật sư HàLuật sư Trung và các Luật sư có kinh nghiệm khác.

Hotline: 1900.633.246,

Email: Luatnamson79@gmail.com

1900.633.246 tv.luatnamson@gmail.com Follow on facebook