Thông báo tuổi trong bảo hiểm nhân thọ năm 2022

tiêu chuẩn của Chánh thanh tra Bộ

Thông báo tuổi trong bảo hiểm nhân thọ

Thông báo tuổi trong bảo hiểm nhân thọ

Bảo hiểm nhân thọ

Căn cứ vào Khoản 12 Điều 3 Luật kinh doanh bảo hiểm số 24/2000/QH10 ngày 09/12/2000, sửa đổi, bổ sung năm 2010, 2019:

Điều 3. Giải thích từ ngữ

  1. Bảo hiểm nhân thọ là loại nghiệp vụ bảo hiểm cho trường hợp người được bảo hiểm sống hoặc chết.”

Nói cách khác, bảo hiểm nhân thọ là bảo hiểm cá nhân, bảo hiểm về tính mạng, trí óc và sức khỏe của một cá nhân. Vì vậy, khi tham gia bảo hiểm nhân thọ, người được bảo hiểm, người thụ hưởng có nghĩa vụ cho biết tuổi của người được bảo hiểm (doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm).

Thông báo tuổi trong bảo hiểm nhân thọ

Nghĩa vụ thông báo tuổi

Căn cứ vào Khoản 1 Điều 34 Luật kinh doanh bảo hiểm số 24/2000/QH10 ngày 09/12/2000, sửa đổi, bổ sung năm 2010, 2019, bên mua bảo hiểm có nghĩa vụ thông báo chính xác tuổi của người được bảo hiểm vào thời điểm giao kết hợp đồng để làm cơ sở tính phí bảo hiểm. Căn cứ vào đó:

– Việc thông báo tuổi được thực hiện bởi bên mua bảo hiểm và thực hiện trước khi giao kết hợp đồng, tức trong quá trình thỏa thuận để thực hiện hợp đồng

– Nghĩa vụ thông báo tuổi nhằm xác định cơ sở tính phí bảo hiểm, do bảo hiểm nhân thọ có thời hạn bảo hiểm dựa trên tuổi của người tham gia bảo hiểm.

– Người được bảo hiểm có thể không phải là bên mua bảo hiểm, do đó, khi cung cấp thông tin, bên mua bảo hiểm phải cung cấp thông tin của người thụ hưởng tiền bảo hiểm (hoặc tiền bồi thường) khi xảy ra sự kiện bảo hiểm chứ không cung cấp thông tin của bên mua bảo hiểm.

Thông báo tuổi trong bảo hiểm nhân thọ

Xử lý trong trường hợp thông báo sai tuổi

Trường hợp bên mua bảo hiểm thông báo sai tuổi của người được bảo hiểm, nhưng tuổi đúng của người được tham gia bảo hiểm không thuộc nhóm có thể được bảo hiểm

Trong trường hợp này, Căn cứ vào Khoản 2 Điều 34 Luật kinh doanh bảo hiểm số 24/2000/QH10 ngày 09/12/2000, sửa đổi, bổ sung năm 2010, 2019:

– Doanh nghiệp bảo hiểm có quyền chấm dứt hợp đồng bảo hiểm sau khi đã trừ đi các chi phí hợp lý. Việc chấm dứt hợp đồng sẽ dẫn đến việc hợp đồng bảo hiểm không còn hiệu lực kể từ thời điểm giao kết và các bên sẽ không phải thực hiện các nghĩa vụ đã thỏa thuận (trừ hợp đồng) vi phạm, bồi thường và thỏa thuận giải quyết tranh chấp cũng như các khoản nhận được sau khi trừ đi các chi phí thực tế, hợp lý để thực hiện hợp đồng (bao gồm cả chi phí giao kết hợp đồng và giải quyết tranh chấp trong thời giankhông phát hiện thấy sự trình bày sai về độ tuổi từ bên mua bảo hiểm).

– Nếu hợp đồng bảo hiểm có giá trị từ 02 năm trở lên thì doanh nghiệp bảo hiểm phải trả cho bên mua bảo hiểm giá trị hoàn lại của hợp đồng bảo hiểm: Giá trị hoàn lại của hợp đồng bảo hiểm là giá trị tài khoản bảo vệ trừ đi phí hủy bỏ hợp đồng bảo hiểm, được tạo ra từ phí dự phòng được trích lập từ phí bảo hiểm thu được và sự tích lũy từ việc đầu tư phí bảo hiểm. Căn cứ vào đó, giá trị hoàn lại này cũng là một phần trong phí bảo hiểm nên cần được hoàn trả cho bên mua bảo hiểm khi hợp đồng bảo hiểm bị hủy bỏ.

Thông báo tuổi trong bảo hiểm nhân thọ

Trường hợp bên mua bảo hiểm thông báo sai tuổi của người được bảo hiểm làm giảm số phí bảo hiểm phải đóng nhưng tuổi đúng của người được bảo hiểm vẫn thuộc nhóm có thể được bảo hiểm

Căn cứ vào Khoản 3 Điều 34 Luật kinh doanh bảo hiểm số 24/2000/QH10 ngày 09/12/2000, trong trường hợp này, doanh nghiệp bảo hiểm có quyền:

– Yêu cầu bên mua bảo hiểm đóng phí bảo hiểm bổ sung tương ứng với số tiền bảo hiểm đã thỏa thuận trong hợp đồng: Căn cứ vào đó, các bên vẫn tiếp tục thực hiện hợp đồng bảo hiểm nhưng bên mua bảo hiểm có nghĩa vụ phải thực hiện đóng phí bảo hiểm ở mức tương ứng với mức trách nhiệm bảo hiểm ban đầu mà bên nhận bảo hiểm (doanh nghiệp bảo hiểm) đã cung cấp.

– Giảm số tiền bảo hiểm đã thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm tương ứng với số phí bảo hiểm đã đóng: Ngược lại với cách trên, doanh nghiệp bảo hiểm có thể giảm trừ trách nhiệm của mình để tương ứng với phần phí bảo hiểm mà bên mua bảo hiểm đã đóng và không cần bên mua bảo hiểm đóng thêm phí bảo hiểm.

Trường hợp bên mua bảo hiểm thông báo sai tuổi của người được bảo hiểm dẫn đến tăng số phí bảo hiểm phải đóng, nhưng tuổi của người được bảo hiểm vẫn thuộc nhóm có thể được bảo hiểm

Căn cứ vào Khoản 4 Điều 34 Luật kinh doanh bảo hiểm số 24/2000/QH10 ngày 09/12/2000, trong trường hợp này, doanh nghiệp bảo hiểm phải thực hiện trách nhiệm thực hiện một trong 02 cách sau:

– Tăng số tiền bảo hiểm đã thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm tương ứng với số phí đã đóng: Tức doanh nghiệp bảo hiểm tăng trách nhiệm của mình cho tương ứng với mức phí bảo hiểm mà bên mua bảo hiểm đã đóng.

– Hoàn trả cho bên mua bảo hiểm số phí bảo hiểm vượt trội đã đóng: Việc hoàn trả nhằm đảm bảo số phí bảo hiểm và trách nhiệm bảo hiểm trở về vị trí tương ứng.

Như vậy Luật Nam Sơn đã giải đáp cho các bạn về Thông báo tuổi trong bảo hiểm nhân thọ

Trong trường hợp quý khách có bất kỳ các vấn đề nào gặp khó khăn đừng ngần ngại liên hệ Luật Nam Sơn để được hỗ trợ trực tiếp bởi các Luật sư HàLuật sư Trung và các Luật sư có kinh nghiệm khác.

Nội dung trên chỉ mang tính chất tham khảo, quý khách hàng có nhu cầu tư vấn chi tiết vui lòng liên hệ:

Điện thoại: 1900.633.246

Gmail: Luatnamson79@gmail.com

 

 

1900.633.246 tv.luatnamson@gmail.com Follow on facebook