Thẻ căn cước công dân gắn chíp và những điều cần biết năm 2022

Căn cước công dân gắn chíp và những điều cần biết

Thẻ căn cước công dân gắn chíp và những điều cần biết năm 2022

Căn cước công dân là một trong những giấy tờ tùy thân quan trọng của mỗi công dân. Bài viết dưới đây Luật Nam Sơn sẽ làm rõ các vấn đề liên quan đến căn cước công dân.

Căn cước công dân gắn chíp và những điều cần biết

Căn cước công dân gắn chíp là gì?

Theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Luật căn cước công dân 2014 giải thích về thuật ngữ căn cước công dân như sau: “Căn cước công dân là thông tin cơ bản về lai lịch, nhân dạng của công dân theo quy định của Luật này.”

Theo đó, căn cước công dân có gắn chip là căn cước công dân nhưng được gắn thêm một mã QR nằm ở góc trên mặt trước của thẻ và con chip ở mặt sau thẻ. Hai thành phần này giúp thẻ căn cước công dân có thể tích hợp thêm các thông tin cá nhân như: hộ khẩu, bảo hiểm, bằng lái xe, số chứng minh nhân dân cũ…; mã hóa các dữ liệu cá nhân cơ bản như họ tên, ngày tháng năm sinh, quê quán, đặc điểm nhận dạng

Độ tuổi cấp thẻ căn cước công dân gắn chíp

Bộ Công an ban hành mẫu thẻ CCCD gắn chíp mới căn cứ theo Luật Căn cước công dân 2014, theo đó, tương tự như mẫu thẻ cũ thì tại mặt trước của thẻ vẫn sẽ in trực tiếp thời hạn sử dụng theo nguyên tắc tại Điều 21 Luật Căn cước công dân 2014:

– Thẻ CCCD phải được đổi khi công dân đủ 25 tuổi, đủ 40 tuổi và đủ 60 tuổi.

– Trường hợp thẻ CCCD được cấp, đổi, cấp lại trong thời hạn 2 năm trước tuổi quy định nêu trên này thì vẫn có giá trị sử dụng đến tuổi đổi thẻ tiếp theo.

So với các loại giấy tờ tùy thân hiện nay, căn cước công dân gắn chip có nhiều ưu điểm như tích hợp được nhiều thông tin của công dân hơn, liên thông với các thông tin khác về thuế, bằng lái xe, bảo hiểm y tế… Vì vậy, người dân chỉ cần mang theo căn cước công dân thay vì nhiều loại giấy tờ khác khi làm các thủ tục hành chính như trước đây, giúp tiết kiệm thời gian và chi phí.

Địa điểm làm căn cước công dân gắn chíp hiện nay

Theo điều 26 Luật Căn cước công dân 2014 và Điều 16 Thông tư 07/2016/TT-BCA khi cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu căn cước công dân chưa đi vào vận thì nguyên tắc tiếp nhận làm CCCD như sau:

– Cơ quan quản lý CCCD Công an cấp huyện và đơn vị hành chính tương đương tiếp nhận hồ sơ giải quyết các trường hợp cấp, đổi, cấp lại thẻ CCCD cho công dân có nơi đăng ký thường trú tại địa phương đó.

– Cơ quan quản lý CCCD Công an cấp tỉnh tiếp nhận hồ sơ cấp, đổi, cấp lại thẻ CCCD cho công dân có nơi đăng ký thường trú trong phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương đó; các trường hợp đổi thẻ Căn cước công dân theo quy định tại điểm a, b khoản 1 Điều 23 Luật căn cước công dân và cấp lại thẻ CCCD đối với công dân có nơi đăng ký thường trú tại tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương khác.

– Cơ quan quản lý căn cước công dân Bộ Công an tiếp nhận hồ sơ đổi thẻ Căn cước công dân khi công dân có yêu cầu và các trường hợp đặc biệt khác do thủ trưởng cơ quan quản lý căn cước công dân Bộ Công an quyết định.

– Nếu công dân đã được cấp CCCD mã vạch hoặc CMND 12 số thì thông tin đã được cập nhật trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư. Do đó, công dân có thể đến Phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Công an cấp tỉnh ở bất cứ tỉnh, thành nào để làm thủ tục đổi, cấp lại thẻ CCCD.

Thủ tục làm căn cước công dân

Đối với công dân làm căn cước công dân gắn chíp lần đầu:

Bước 1: Điền vào tờ khai theo mẫu

Người dân mang theo giấy tờ sau đây: SỔ HỘ KHẨU

Sau đó điền thông tin vào tờ khai căn cước công dân mẫu CC01 tại Đội Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Công an cấp huyện.

Bạn cũng có thể điền tờ khai này tại nhà hoặc tại nơi được phát để điền trực tiếp.

Bước 2: Tiếp nhận hồ sơ và xem xét hồ sơ

Sau khi người dân xuất trình Sổ hộ khẩu và Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư được hoàn thiện. Thì cán bộ tiếp nhận kiểm tra hồ sơ sẽ tiến hành kiểm tra hồ sơ và thông tin trong Sổ hộ khẩu hoặc thông tin được nhập trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư để xác định chính xác về người yêu cầu cấp thẻ Căn cước công dân.

Bước 3: Chụp ảnh, thu thập vân tay

Tại cơ quan tiếp nhận làm căn cước công dân, người dân sẽ được cán bộ thu nhận vân tay, chụp ảnh chân dân, kiểm tra Phiếu thu nhận thông tin căn cước công dân theo mẫu CC02 rồi ký tên xác nhận thông tin.

Bước 4: Trả kết quả.

Người dân sẽ được nhận giấy hẹn trả thẻ Căn cước công dân. Thời gian trả kết quả từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần (trừ ngày lễ, tết). Nơi nhận kết quả tại cơ quan Công an nơi tiếp nhận hồ sơ hoặc trả qua đường bưu điện. Thời gian giải quyết không quá 07 ngày làm việc. Tại các huyện miền núi vùng cao, biên giới, hải đảo không quá 20 ngày làm việc. Căn cứ theo khoản 1 Điều 25 Luật Căn cước công dân).

Đối với người dân đổi từ chứng minh thư nhân dân sang thẻ căn cước công dân có gắn chíp.

Bước 1: Người dân mang theo Sổ hộ khẩu, chứng minh thư nhân dân. Sau đó, điền vào tờ khai Căn cước công dân – mẫu CC01 tại Đội cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Công an cấp huyện.

Trường hợp người dân bị mất Chứng minh nhân dân, Căn cước công dân thì cần làm thêm đơn CMND01, đơn này cần có dấu xác nhận của công an cấp xã.

Bước 2: Xuất trình sổ hộ khẩu để đối chiếu thông tin với tờ khai. Nộp lại CMND cũ

Bước 3: Chụp ảnh, thu thập vân tay.

Bước 4: Nhận giấy hẹn trả thẻ Căn cước công dân và nộp lệ phí.

Như vậy Luật Nam Sơn đã giải đáp cho các bạn hiểu quy định của pháp luật về căn cước công dân và những điều cần biết. Trong trường hợp quý khách có bất kỳ các vấn đề nào gặp khó khăn đừng ngần ngại liên hệ Luật Nam Sơn để được hỗ trợ trực tiếp bởi  Luật sư HàLuật sư Trung và các luật sư chuyên môn khác.

Điện thoại: 1900.633.246

Gmail: Luatnamson79@gmail.com

1900.633.246 tv.luatnamson@gmail.com Follow on facebook