Quy định về thẩm quyền của Tòa án Việt Nam khi giải quyết vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài

Quy định về thẩm quyền của Tòa án Việt Nam khi giải quyết vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài

Quy định về thẩm quyền của Tòa án Việt Nam khi giải quyết vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài

Quy định về thẩm quyền của Tòa án Việt Nam khi giải quyết vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài

 Vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài là gì?

Vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài được quy định tại Khoản 2 Điều 464 Bộ luật tố tụng dân sự 2015, theo đó:

Vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài là vụ việc dân sự thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Có ít nhất một trong các bên tham gia là cá nhân, cơ quan, tổ chức nước ngoài;

b) Các bên tham gia đều là công dân, cơ quan, tổ chức Việt Nam nhưng việc xác lập, thay đổi, thực hiện hoặc chấm dứt quan hệ đó xảy ra tại nước ngoài;

c) Các bên tham gia đều là công dân, cơ quan, tổ chức Việt Nam nhưng đối tượng của quan hệ dân sự đó ở nước ngoài.

Thẩm quyền của Tòa án Việt Nam khi giải quyết vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài

Thẩm quyền chung

Căn cứ Điều 469 Bộ luật dân sự 2015 quy định về thẩm quyền chung của Tòa án như sau:

“1. Tòa án Việt Nam có thẩm quyền giải quyết các vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài trong những trường hợp sau đây:

a) Bị đơn là cá nhân cư trú, làm ăn, sinh sống lâu dài tại Việt Nam;

b) Bị đơn là cơ quan, tổ chức có trụ sở tại Việt Nam hoặc bị đơn là cơ quan, tổ chức có chi nhánh, văn phòng đại diện tại Việt Nam đối với các vụ việc liên quan đến hoạt động của chi nhánh, văn phòng đại diện của cơ quan, tổ chức đó tại Việt Nam;

c) Bị đơn có tài sản trên lãnh thổ Việt Nam;

d) Vụ việc ly hôn mà nguyên đơn hoặc bị đơn là công dân Việt Nam hoặc các đương sự là người nước ngoài cư trú, làm ăn, sinh sống lâu dài tại Việt Nam;

đ) Vụ việc về quan hệ dân sự mà việc xác lập, thay đổi, chấm dứt quan hệ đó xảy ra ở Việt Nam, đối tượng của quan hệ đó là tài sản trên lãnh thổ Việt Nam hoặc công việc được thực hiện trên lãnh thổ Việt Nam;

e) Vụ việc về quan hệ dân sự mà việc xác lập, thay đổi, chấm dứt quan hệ đó xảy ra ở ngoài lãnh thổ Việt Nam nhưng có liên quan đến quyền và nghĩa vụ của cơ quan, tổ chức, cá nhân Việt Nam hoặc có trụ sở, nơi cư trú tại Việt Nam.

2. Sau khi xác định thẩm quyền của Tòa án Việt Nam theo quy định của Chương này, Tòa án áp dụng các quy định tại Chương III của Bộ luật này để xác định thẩm quyền của Tòa án cụ thể giải quyết vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài.”

Thẩm quyền riêng

Căn cứ Điều 470 Bộ luật trên quy định về thẩm quyền riêng như sau:

“1. Những vụ án dân sự có yếu tố nước ngoài sau đây thuộc thẩm quyền giải quyết riêng biệt của Tòa án Việt Nam:

a) Vụ án dân sự đó có liên quan đến quyền đối với tài sản là bất động sản có trên lãnh thổ Việt Nam;

b) Vụ án ly hôn giữa công dân Việt Nam với công dân nước ngoài hoặc người không quốc tịch, nếu cả hai vợ chồng cư trú, làm ăn, sinh sống lâu dài ở Việt Nam;

c) Vụ án dân sự khác mà các bên được lựa chọn Tòa án Việt Nam để giải quyết theo pháp luật Việt Nam hoặc điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên và các bên đồng ý lựa chọn Tòa án Việt Nam.

2. Những việc dân sự có yếu tố nước ngoài sau đây thuộc thẩm quyền giải quyết riêng biệt của Tòa án Việt Nam:

a) Các yêu cầu không có tranh chấp phát sinh từ quan hệ pháp luật dân sự quy định tại khoản 1 Điều này;

b) Yêu cầu xác định một sự kiện pháp lý xảy ra trên lãnh thổ Việt Nam;

c) Tuyên bố công dân Việt Nam hoặc người nước ngoài cư trú tại Việt Nam bị mất tích, đã chết nếu việc tuyên bố đó có liên quan đến việc xác lập quyền, nghĩa vụ của họ trên lãnh thổ Việt Nam, trừ trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác;

d) Tuyên bố người nước ngoài cư trú tại Việt Nam bị hạn chế năng lực hành vi dân sự, mất năng lực hành vi dân sự nếu việc tuyên bố đó có liên quan đến việc xác lập quyền, nghĩa vụ của họ trên lãnh thổ Việt Nam;

đ) Công nhận tài sản có trên lãnh thổ Việt Nam là vô chủ, công nhận quyền sở hữu của người đang quản lý đối với tài sản vô chủ trên lãnh thổ Việt Nam.”

Các trường hợp giới hạn thẩm quyền của Tòa án Việt Nam

Theo Điều 472 BLTTDS 2015 có các trường hợp bị giới hạn thẩm quyền cụ thể như sau:

Các bên thỏa thuận lựa chọn phương thức giải quyết Trọng tài hoặc thỏa thuận lựa chọn Tòa án nước ngoài là một trong những trường hợp giới hạn thẩm quyền cơ bản trong Tư pháp quốc tế của nhiều nước.

Trường hợp thứ nhất: Các bên thỏa thuận lựa chọn phương thức giải quyết Trọng tài:

Hình thức giải quyết tại Trọng tài là một phương thức giải quyết khác biệt với Tòa án.

Việc lựa chọn phương thức giải quyết Trọng tài là một cơ chế giải quyết tranh chấp tư, các bên được lựa chọn Trọng tài viên, vụ việc được giải quyết một cách bí mật về thông tin… Điều mà giải quyết tại Tòa án không có được.

Khi thỏa thuận trọng tài đã có hiệu lực thì Tòa án phải từ chối thẩm quyền mà không phân biệt vụ việc đó có thuộc thẩm quyền riêng biệt hay không.

Trường hợp thứ hai: Các bên thỏa thuận lựa chọn Tòa án nước ngoài:

Đối với trường hợp các bên thỏa thuận lựa chọn Tòa án nước ngoài, lúc này Tòa án Việt Nam sẽ không có thẩm quyền dù thuộc một trong các trường hợp tại Điều 469 Bộ luật tố tụng dân sự 2015. Đây là một quy định hợp lý và rất phù hợp, thể hiện sự tôn trọng ý chí của các bên trong việc lựa chọn Tòa án giải quyết tranh chấp.

Ta nhận thấy, khi các bên trong quan hệ lựa chọn Tòa án nào để giải quyết thì Tòa án nước đó sẽ có thẩm quyền riêng biệt đối với vụ việc đó, các quốc gia thành viên khác không được lựa chọn sẽ không có thẩm quyền giải quyết và phải trả lại đơn khởi kiện hoặc đình chỉ đối với vụ việc đó

Tuy nhiên, đối với trường hợp vụ việc này thuộc thẩm quyền riêng biệt của Tòa án Việt Nam thì Tòa án Việt Nam vẫn sẽ có thẩm quyền giải quyết. Bởi lẽ, thỏa thuận lựa chọn Tòa án chỉ đơn thuần lựa chọn nơi giải quyết tranh chấp, còn về phương thức vẫn là một cơ chế tài phán công, do đó thẩm quyền riêng biệt vẫn sẽ tác động đến các chủ thể trong trường hợp này.

Đối với trường hợp thuộc thẩm quyền riêng biệt của Tòa án Việt Nam thì Tóa án Việt Nam sẽ không công nhận các bản án của Tòa án nước ngoài. Vì vậy, trong trường hợp thuộc thẩm quyền riêng biệt của Tòa án Việt Nam thì bắt buộc các bên phải giải quyết tại Việt Nam để bản án có thể được thi hành tại lãnh thổ Việt Nam.

Trên đây là toàn bộ quy định của pháp luật về thẩm quyền của Tòa án Việt Nam khi giải quyết vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài.  Luật Nam Sơn xin gửi đến quý bạn đọc. Trường hợp có các thắc mắc cần giải đáp liên quan đến pháp luật quý bạn đọc có thể liên hệ Luật Nam Sơn để được tư vấn trực tiếp bởi Luật sư HàLuật sư Trung và các Luật sư có kinh nghiệm khác.

Hotline: 1900.633.246,

Email: Luatnamson79@gmail.com

1900.633.246 tv.luatnamson@gmail.com Follow on facebook