Sử dụng tài sản công tại đơn vị sự nghiệp công lập vào mục đích liên doanh, liên kết năm 2023
Sử dụng tài sản công tại đơn vị sự nghiệp công lập vào mục đích liên doanh, liên kết năm 2023 được quy định như thế nào? Bài viết dưới đây Luật Nam Sơn sẽ làm rõ vấn đề này.
Tài sản công là gì?
Theo khoản 1 Điều 3 Luật Quản lý, sử dụng tài sản công 2017, tài sản công là tài sản thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý, bao gồm:
– Tài sản công phục vụ hoạt động quản lý, cung cấp dịch vụ công, bảo đảm quốc phòng, an ninh tại cơ quan, tổ chức, đơn vị;
– Tài sản kết cấu hạ tầng phục vụ lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng;
– Tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân;
– Tài sản công tại doanh nghiệp;
– Tiền thuộc ngân sách nhà nước, các quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách, dự trữ ngoại hối nhà nước;
– Đất đai và các loại tài nguyên khác.
Hình thức sử dụng tài sản công để liên doanh, liên kết
Căn cứ khoản 4 Điều 47 Nghị định 151/2017/NĐ-CP, các hình thức sử dụng tài sản công để liên doanh, liên kết gồm:
– Hình thức liên doanh, liên kết không thành lập pháp nhân mới, các bên sử dụng tài sản của mình để thực hiện liên doanh, liên kết và tự quản lý, sử dụng tài sản của mình, tự bảo đảm các chi phí phát sinh trong quá trình hoạt động và được chia kết quả từ hoạt động liên doanh, liên kết theo hợp đồng;
– Hình thức liên doanh, liên kết không thành lập pháp nhân mới, các bên tham gia liên doanh, liên kết cùng góp tài sản hoặc góp vốn để đầu tư xây dựng, mua sắm tài sản sử dụng cho mục đích liên doanh, liên kết; các tài sản này được các bên tham gia liên doanh, liên kết cùng kiểm soát việc quản lý, sử dụng;
– Hình thức liên doanh, liên kết hình thành pháp nhân mới, các bên tham gia liên doanh, liên kết cùng góp tài sản hoặc góp vốn để đầu tư xây dựng, mua sắm tài sản sử dụng cho mục đích liên doanh, liên kết; pháp nhân mới có trách nhiệm quản lý, sử dụng tài sản theo quy định của pháp luật và Hợp đồng liên doanh, liên kết.
Tài sản công nào được sử dụng vào mục đích liên doanh, liên kết tại đơn vị sự nghiệp công lập?
Khoản 1, 2 và 3 Điều 47 Nghị định 151/2017/NĐ-CP quy định tài sản được sử dụng vào mục đích liên doanh, liên kết tại đơn vị sự nghiệp công lập và việc lựa chọn đối tác để liên doanh liên kết như sau:
(1) Tài sản công được sử dụng gồm:
a) Tài sản được giao, đầu tư xây dựng, mua sắm để thực hiện nhiệm vụ Nhà nước giao nhưng chưa sử dụng hết công suất theo thiết kế theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 45 Nghị định này;
b) Tài sản được đầu tư xây dựng, mua sắm theo dự án được cơ quan, người có thẩm quyền phê duyệt để liên doanh, liên kết mà không do ngân sách nhà nước đầu tư;
c) Việc sử dụng tài sản để liên doanh, liên kết đem lại hiệu quả cao hơn trong việc cung cấp dịch vụ công theo chức năng, nhiệm vụ được giao được xác định theo quy định tại khoản 3 Điều 43 Nghị định này.
(2) Căn cứ đề án sử dụng tài sản công vào mục đích liên doanh, liên kết được cơ quan, người có thẩm quyền phê duyệt theo quy định tại Điều 44 Nghị định này, người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập quyết định cụ thể việc sử dụng tài sản công để liên doanh, liên kết.
(3) Lựa chọn đối tác để thực hiện liên doanh, liên kết:
a) Sau khi có quyết định của cơ quan, người có thẩm quyền về việc sử dụng tài sản công vào mục đích liên doanh, liên kết, đơn vị sự nghiệp công lập thông báo công khai về việc lựa chọn đối tác liên doanh, liên kết trên Trang thông tin của đơn vị (nếu có), Cổng thông tin điện tử của bộ, cơ quan trung ương, địa phương, Trang thông tin điện tử về tài sản công của Bộ Tài chính. Thông báo công khai về việc lựa chọn đối tác gồm các nội dung chủ yếu sau:
– Thông tin của đơn vị có tài sản liên doanh, liên kết;
– Tài sản dự kiến liên doanh, liên kết;
– Phương án liên doanh, liên kết;
– Tiêu chí lựa chọn đối tác để thực hiện liên doanh, liên kết theo quy định tại điểm c khoản này;
– Thời gian, địa điểm nộp hồ sơ đăng ký.
b) Đơn vị có tài sản căn cứ hồ sơ đăng ký tham gia liên doanh, liên kết của các tổ chức, cá nhân và tiêu chí quy định tại điểm c khoản này để lựa chọn đối tác tham gia liên doanh, liên kết và chịu trách nhiệm về việc lựa chọn của mình.
c) Tiêu chí lựa chọn đối tác tham gia liên doanh, liên kết bao gồm:
– Năng lực, kinh nghiệm của đối tác trong lĩnh vực liên quan đến hoạt động liên doanh, liên kết;
– Hiệu quả của phương án tài chính;
– Cơ sở vật chất, trang thiết bị cần thiết của đối tác bảo đảm cho việc liên doanh, liên kết;
– Phương án xử lý tài sản sau khi hết thời hạn liên doanh, liên kết;
– Các tiêu chí khác phù hợp với mục đích liên doanh, liên kết, chức năng, nhiệm vụ của đơn vị do đơn vị có tài sản công quyết định.
Trên đây là những quy định của pháp luật về Sử dụng tài sản công tại đơn vị sự nghiệp công lập vào mục đích liên doanh, liên kết năm 2023. Luật Nam Sơn xin gửi đến quý bạn đọc.
Bài viết trên chỉ mang tính chất tham khảo. Trường hợp có các thắc mắc cần giải đáp chi tiết liên quan đến pháp luật quý bạn đọc có thể liên hệ qua Hotline: 1900.633.246, email: Luatnamson79@gmail.com để được tư vấn trực tiếp bởi Luật sư Hà, Luật sư Trung và các Luật sư có kinh nghiệm khác.