Sai lầm thường gặp của nhà đầu tư nước ngoài khi đầu tư thành lập doanh nghiệp tại Việt Nam (P1)

Sai lầm thường gặp của nhà đầu tư nước ngoài khi đầu tư thành lập doanh nghiệp tại Việt Nam (P1)

Nhà đầu tư nước ngoài khi đầu tư vào Việt Nam thường mắc phải những sai lầm gì? Hãy cùng Luật Nam Sơn tìm hiểu về vấn đề này qua bài viết dưới đây.

Sai lầm thường gặp của nhà đầu tư nước ngoài khi đầu tư thành lập doanh nghiệp tại Việt Nam (P1)

Vần đề lựa chọn áp dụng các điều ước quốc tế, hiệp định thương mại và đầu tư của Việt Nam

Hiện nay, Việt Nam luôn có nhiều chính sách ưu đãi đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài khi đầu tư vào Việt Nam. Trong quá trình hội nhập Việt Nam đã có nhiều hiệp định thương mại; đầu tư đa phương lẫn song phương với nhiều tổ chức khu vực cũng như nhiều quốc gia trê thế giới. Việt Nam được đánh giá là quốc gia có độ mở về kinh tế cho các nhà đầu tư nước ngoại thuộc hàng đầu thế giới. Cũng chính vì lẽ đó việc hiểu và áp dụng các hiệp định thương mại, đầu tư của Việt Nam là một trong vấn đề quan trong cho các nhà đầu tư nước ngoài. Các nhà đầu tư thường không đủ hiểu biết để lựa chọn hiệp định thương mại, đầu tư phù hợp cho hoạt động đầu tư của mình và đây là nội dung thường sai lầm khi nhà đầu tư nước ngoài khi tiến hành đầu tư vào Việt Nam

Ví dụ, trong hoạt động đầu tư, có một nguyên tắc: “Điều kiện đầu tư kinh doanh đối với ngành, nghề và điều kiện tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài được quy định tại luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, nghị định của Chính phủ và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên. Bộ, cơ quan ngang Bộ, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân các cấp, cơ quan, tổ chức, cá nhân khác không được ban hành quy định về điều kiện đầu tư kinh doanh”.

Như vậy khi xem xét điều kiện tiếp cận thị trường thì phải xét điều kiện liên quan đến các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên. Trong khi đó có những quốc gia cùng với Việt Nam là thành viên của nhiều điều ước quốc tế và nhiều tổ chức thương mại khu vực.

Vấn đề áp mã, chuyển đổi mã mục tiêu đầu tư (CPC) sang mã ngành nghề kinh doanh (VSIC)

Một trong những vấn đề cốt lõi và tiên quyết khi Nhà đầu tư cần quan tâm nhưng hay mắc sai lầm trong giai đoạn đầu tư vào Việt Nam chính là việc đăng ký mục tiêu đầu tư, ngành nghề kinh doanh. Nhà đầu tư thường mắc phải 2 vấn đề. Cụ thể:

Thứ nhất, Nhà đầu tư thường mắc sai lầm và gặp phải chính là việc áp mã mục tiêu đầu tư theo hệ thống phân loại sản phẩm trung tâm của Liên Hợp Quốc (CPC) và mã ngành nghề kinh doanh (VSIC) không đồng nhất và thường thiếu sót mã ngành nghề kinh doanh (VSIC), có nghĩa là Công ty khi đăng ký mục tiêu đầu tư (mã CPC) nhưng khi mã hóa ngành nghề kinh doanh (VSIC) lại không đầy đủ và khớp với mã mục tiêu đầu tư.

Ví dụ như, Công ty khi áp mã CPC đối với ngành Dịch vụ nghiên cứu và phát triển đối với khoa học tự nhiên (CPC 851). Khi áp mã ngành nghề kinh doanh, công ty chỉ áp dược (85105). Vậy nên, khi tiến hành đăng ký ngành nghề kinh doanh cho Công ty có vốn đầu tư nước ngoài, có thể mã hóa các ngành nghề: Nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ trong lĩnh vực khoa học tự nhiên (VSIC 7211), khoa học kỹ thuật và công nghệ (VSIC 7212), khoa học y, dược (VSIC 7213), khoa học nông nghiệp (VSIC 7214).

Thứ hai, Là việc Nhà đầu tư hiểu sai mã mục tiêu đầu tư và mã ngành nghề dẫn đến việc khi chuyển đổi mã ngành từ CPC sang VSIC bị sai mã ngành nghề dẫn đến việc khi hoạt động kinh doanh không đăng ký đúng dẫn đến việc “áp mã một đằng, kinh doanh một nẻo”.

Ví dụ như, Công ty thực chất kinh doanh (ngành nghề lắp đắt máy móc, thiết bị phục vụ sản xuất trong một dây chuyền cho nhà xưởng của công ty). Khi đăng ký đầu tư, Nhà đầu tư lại đăng ký mục tiêu: Công tác lắp dựng và lắp đặt (CPC 514, 516). Tuy nhiên, đối với việc lắp đặt máy móc thiết bị phục vụ sản xuất trong một dây chuyền cho nhà xưởng của công ty, bản chất lại là một ngành dịch vụ liên quan đến sản xuất (CPC 885), tương ứng với ngành nghề kinh doanh: Lắp đặt máy móc và thiết bị công nghiệp (VSIC 3320).

Do vậy, Nhà đầu tư cần lưu ý đến việc mã hóa, chuyển đổi đúng đầy đủ ngành nghề kinh doanh để hoạt động kinh doanh theo quy định của pháp luật. Tránh sai sót dẫn đến việc bị xử phạt liên quan đến lĩnh vực đầu tư, kinh doanh.

Vấn đề điều kiện đầu tư kinh doanh tại Việt Nam

Đối với việc đầu tư vào những ngành nghề kinh doanh có điều kiện, nhà đầu tư cần tìm hiểu về điều kiện kinh doanh của mỗi ngành nghề để đáp ứng các điều kiện đầu tư. Các điều kiện về ngành nghề kinh doanh được quy định tại các luật chuyên ngành và các văn bản hướng dẫn luật chuyên ngành.

Có những dự án đầu tư mà nhà đầu tư muốn kinh doanh lại thuộc lĩnh vực kinh doanh có điều kiện theo quy định của pháp luật, nhà đầu tư nước ngoài đã chuẩn bị các phương án đầu tư kinh doanh, lên kế hoạch kinh doanh. Nhưng sau khi xin cấp phép lại không đáp ứng đủ các điều kiện để kinh doanh lĩnh vực đó, gây ra thiệt hại về tiền bạc và thời gian cho nhà đầu tư.

Ví dụ, nhà đầu tư nước ngoài muốn thành lập trung tâm đào tạo ngoại ngữ tại Việt Nam và đã thực hiện đăng ký đầu tư và công ty phù hợp ngành nghề kinh doanh. Tuy nhiên, đối với việc thành lập Trung tâm đào tạo ngoại ngữ, nhà đầu tư cần đáp ứng các điều kiện theo quy định tại Nghị định 86/2018/NĐ-CP như: Vốn điều lệ, cơ sở vật chất, tính suất đầu tư học viên, chương trình giảng dạy, đội ngũ giáo viên, … Có nhiều nhà đầu tư khi tiến hành đầu tư không nghiêm cứu kỹ các điều kiện này dẫn đến việc không đáp ứng đủ điều kiện để xin giấy phép hoạt động. Đây là những điều kiện kinh doanh cần phải được đáp ứng khi thực hiện các thủ tục pháp lý sau, hoặc phải đáp ứng được thì Công ty nhà đầu tư mới được hoạt động trong lĩnh vực đó.

Hay như trong lĩnh vực phân phối bán lẻ hàng hóa. Để được đi vào hoạt động kinh doanh phân phối bán lẻ các hàng hóa, nhà đầu tư nước ngoài cần thực hiện thủ tục cấp Giấy phép kinh doanh bán lẻ hàng hóa. Tuy nhiên, Công ty có vốn đầu tư nước ngoài cần đáp ứng các điều kiện theo Nghị định 09/2018/NĐ-CP.

Việc không đáp ứng các điều kiện của Ngành nghề kinh doanh có điều kiện khiến Công ty có vốn đầu tư nước ngoài khi đi vào hoạt động không đáp ứng đủ các điều kiện để xin giấy phép để hoạt động kinh doanh gây ra nhiều thiệt hại cho Nhà đầu tư. Do đó, Nhà đầu tư nước ngoài trước khi đầu tư vào Việt Nam cần phải lưu ý về điều kiện kinh doanh của ngành nghề mà mình muốn đầu tư. Nếu sử dụng đơn vị tư vấn thì cần phải tìm hiểu một cách cụ thể rõ ràng và toàn diện những điều kiện kinh doanh của nhà đầu tư nước ngoài khi thực hiện đầu tư kinh doanh tại Việt Nam.

Trên đây là toàn bộ quy định của pháp luật về Sai lầm thường gặp của nhà đầu tư nước ngoài khi đầu tư thành lập doanh nghiệp tại Việt Nam (P1) Luật Nam Sơn xin gửi đến quý bạn đọc. Trường hợp có các thắc mắc cần giải đáp liên quan đến pháp luật quý bạn đọc có thể liên hệ Luật Nam Sơn để được tư vấn trực tiếp bởi Luật sư HàLuật sư Trung và các Luật sư có kinh nghiệm khác.

Hotline: 1900.633.246,

Email: Luatnamson79@gmail.com

1900.633.246 tv.luatnamson@gmail.com Follow on facebook