Sai lầm thường gặp của nhà đầu tư nước ngoài khi đầu tư thành lập doanh nghiệp tại Việt Nam (P2)

Sai lầm thường gặp của nhà đầu tư nước ngoài khi đầu tư thành lập doanh nghiệp tại Việt Nam (P2)

Sai lầm thường gặp của nhà đầu tư nước ngoài khi đầu tư thành lập doanh nghiệp tại Việt Nam (P2)

Vấn đề đăng ký vốn đầu tư và vốn điều lệ công ty có vốn nước ngoài

Đối với việc đăng ký vốn đầu tư và vốn điều lệ, nhà đầu tư thường gặp phải sai lầm khi kê khai khống vốn đầu tư và vốn điều lệ nhưng không góp đủ vốn điều lệ đã đăng ký. Thực tế vốn điều lệ là tổng giá trị tài sản hoặc tổng mệnh giá cổ phần đã bán hoặc được đăng ký mua do các thành viên công ty, chủ sở hữu công ty, cổ đông đã góp hoặc cam kết góp khi thành lập công ty. Vì vậy, việc đăng ký vốn điều lệ phải phù hợp, đáp ứng điều kiện sẽ cam kết góp trong thời hạn góp vốn. Khi công ty kê khai khống vốn điều lệ, dẫn đến trường hợp không góp đủ vốn, buộc phải điều chỉnh vốn đầu tư và vốn điều lệ xuống đúng như cam kết, nhiều công ty không thực hiện giảm vốn khi không góp đủ vốn dẫn đến bị xử phạt.

Một sai lầm nữa nhà đầu tư thường gặp phải trong việc đăng ký vốn đầu tư và vốn điều lệ chính là việc nhầm lẫn giữa đăng ký vốn góp của dự án và vốn điều lệ. Nhà đầu tư vẫn thường nhầm lẫn giữa hai loại vốn này, ở việc lầm tưởng vốn góp sẽ là vốn điều lệ. Tuy nhiên, vốn góp thực hiện dự án chính là vốn mà nhà đầu tư cam kết sẽ góp để thực hiện dự án của mình. Việc cam kết góp và thời hạn cam kết góp sẽ được ghi nhận trong Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư của dự án. Còn vốn điều lệ chính là vốn nhà đầu tư đăng ký khi thành lập công ty, phải góp trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Nhà đầu tư khi đăng ký vốn góp bằng vốn điều lệ, nhưng khi góp vốn điều lệ lại không góp đúng thời hạn, dẫn đến việc phải điều chỉnh lại vốn điều lệ và tiến độ góp vốn.

Vấn đề thực hiện việc góp vốn của nhà đầu tư nước ngoài

Đối với việc góp vốn thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài, nhà đầu tư nước ngoài thường mắc phải trong quá trình góp vốn chính là việc góp vốn không đúng với quy định của pháp luật. Cụ thể:

Theo quy định của pháp luật, công ty có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài khi góp vốn đầu tư công ty phải thông qua tài khoản vốn đầu tư trực tiếp để thông qua tài khoản vốn: tiếp nhận vốn, vay, trả nợ của các khoản vay nước ngoài ngắn, trung, dài hạn và chuyển lợi nhuận ra nước ngoài. Tuy nhiên, hiện nay nhiều công ty có vốn đầu tư nước ngoài mới thành lập ở Việt Nam khi chuyển tiền góp vốn lại không mở tài khoản vốn đầu tư trực tiếp mà chuyển thẳng qua tài khoản thanh toán của công ty.

Ví dụ: Nhà đầu tư là cá nhân Hàn Quốc thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên với 100% vốn đầu tư Hàn Quốc. Khi tiến hành góp vốn điều lệ, nhà đầu tư cần phải mở tài khoản vốn đầu tư để chuyển tiền vào tài khoản vốn đầu tư, sau đó dùng tiền tài khoản vốn đầu tư chuyển tiền góp vốn vào tài khoản thanh toán của công ty. Tuy nhiên, hiện có nhiều nhà đầu tư chuyển tiền góp vốn không qua tài khoản vốn, dẫn đến sai sót về quy trình góp vốn, làm chậm thời gian góp vốn.

Vấn đề lựa chọn địa điểm thực hiện dự án đầu tư

Địa điểm thực hiện dự án đầu tư là một trong những vấn đề nhà đầu tư cần quan tâm nhất, bởi địa điểm thực hiện dự án đầu tư là vấn đề then chốt, chịu rủi do pháp lý cao nhất trong hoạt động đầu tư.

Khi lựa chọn địa điểm đầu tư, nhà đầu tư thường mắc sai lầm đối với việc thuê đất, thuê văn phòng của các dự án đầu tư nằm ngoài khu chế xuất, khu kinh tế, khu công nghiệp.

Ví dụ như có những công ty khi lựa chọn địa điểm thực hiện dự án thường ký kết Hợp đồng thuê địa điểm với các bên cho thuê. Tuy nhiên, khi xin Giấy phép liên quan đến đầu tư, vì một lý do liên quan đến địa điểm thực hiện dự án (không đầy đủ giấy tờ pháp lý của bên cho thuê) mà cơ quan cấp phép đầu tư không cấp phép. Lúc này, việc xử lý các vấn đề liên quan đến Hợp đồng thuê địa điểm sẽ gây khó khăn cho nhà đầu tư.

Đối với việc thuê đất của các dự án trong khu chế xuất, khu kinh tế, khu công nghiệp, nhà đầu tư cần xem xét đến tính chất pháp lý cũng như quy hoạch của khu chế xuất, khu kinh tế, khu công nghiệp. Nhiều công ty khi đầu tư trong các Khu công nghiệp thường vướng phải quy hoạch cũng như giấy tờ pháp lý dẫn đến không thể xin cấp phép đầu tư. Công ty cần lưu ý nội dung này khi lựa chọn địa điểm thực hiện dự án đầu tư.

Ngoài ra, nhà đầu tư còn thường mắc sai lầm trong việc đặt các dự án ở địa bàn có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn hoặc đặc biệt khó khăn. Nhà nước cũng đã có những quy hoạch và ưu đãi đầu tư đối với những địa bàn có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn hoặc đặc biệt khó khăn. Tuy nhiên, nhà đầu tư cần lựa chọn đúng địa điểm để thực hiện dự án đầu tư đúng với mục tiêu sản xuất, kinh doanh đặt ra. Tránh việc đầu tư không phù hợp do thiếu các yếu tố về nhân lực và vật lực dẫn đến không thể triển khai được dự án đầu tư.

Về các dự án có liên quan đến sử dụng đất, thuê đất, đấu giá quyền sử dụng đất, cần thực hiện đúng quy định theo quy định tại Luật Đầu tư, Luật Đất đai và các văn bản có liên quan. Nhiều nhà đầu tư đã không thể triển khai được dự án đầu tư do việc thực hiện thủ tục thuê; nhận chuyển nhượng; nhận góp vốn quyền sử dụng đất không đúng quy định của pháp luật dẫn đến đã mắc sai lầm nghiêm trọng và dự án đã không thể triển khai được.

Vấn đề nhà đầu tư nước ngoài nhờ cá nhân Việt Nam đứng tên thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài

Hiện nay, việc nhà đầu tư nước ngoài nhờ cá nhân Việt Nam đứng tên chủ sở hữu trên Giấy chứng nhận thành lập công ty là phổ biến. Lý do của việc nhờ đứng tên này là có những lĩnh vực đầu tư kinh doanh theo quy định của pháp luật hạn chế dẫn đến nhà đầu tư nước ngoài khó tiếp cận được thị trường trong nước, do vậy nếu thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài thì không được phép cung cấp dịch vụ, hoặc sản phẩm cho thị trường là người tiêu dùng Việt Nam. Ngoài ra, khi nhà đầu tư nước ngoài nhờ cá nhân Việt Nam đứng tên thành lập công ty thì thủ tục cũng diễn ra nhanh chóng và thuận lợi. Ví dụ như thủ tục thành lập công ty đối với cá nhân Viêt Nam là 03 ngày làm việc, nhưng đối với nhà đầu tư nước ngoài là 15-45 ngày làm việc tùy từng lĩnh vực, khu vực.

Bên cạnh những ưu điểm trên, việc nhờ cá nhân Việt Nam đứng tên thành lập công ty, nhà đầu tư nước ngoài phải chịu những rủi ro, hạn chế sau:

Thứ nhất, khi xảy ra tranh chấp về quyền sở hữu trong công ty giữa nhà đầu tư người nước ngoài và cá nhân Việt Nam thì Nhà đầu tư nước ngoài sẽ không được pháp luật công nhận bởi các cơ quan nhà nước chỉ công nhận quyền sở hữu của người đứng trên các giấy tờ hợp pháp của công ty.

Thứ hai, nhà đầu tư nước ngoài khi muốn quản lý công ty hay tham gia vào các hoạt động thương mại khi được người đại diện theo pháp luật ủy quyền (cá nhân Việt Nam). Do đó, trong trường hợp cá nhân Việt Nam không ủy quyền cho nhà đầu tư nước ngoài thì nhà đầu tư nước ngoài sẽ rất khó quản lý công ty hay tham gia vào các hoạt động thương mại.

Không chỉ nhà đầu tư nước ngoài phải chịu rủi ro mà cá nhân Việt Nam khi đứng tên nhà đầu tư nước ngoài thành lập công ty cũng gặp phải nhiều rủi ro như trong trường hợp công ty rơi vào tình trạng vỡ nợ, phá sản thì nhà đầu tư cao chạy xa bay còn người Việt Nam đứng lại gánh chịu rủi ro đi kèm. Hay khi có tranh chấp xảy ra thì cá nhân Việt Nam phải chịu mọi trách nhiệm trước pháp luật.

Như vậy, đối với những trường hợp nhờ người Việt Nam đứng tên hộ thì rủi ro pháp lý rất cao cho cả hai bên, bên nào cũng có thể chịu hậu quả không mong muốn nếu một bên không thực hiện đúng cam kết hoặc cơ quan nhà nước phát hiện ra hành vi trên.

Trên đây là toàn bộ quy định của pháp luật về Sai lầm thường gặp của nhà đầu tư nước ngoài khi đầu tư thành lập doanh nghiệp tại Việt Nam (P2) Luật Nam Sơn xin gửi đến quý bạn đọc. Trường hợp có các thắc mắc cần giải đáp liên quan đến pháp luật quý bạn đọc có thể liên hệ Luật Nam Sơn để được tư vấn trực tiếp bởi Luật sư HàLuật sư Trung và các Luật sư có kinh nghiệm khác.

Hotline: 1900.633.246,

Email: Luatnamson79@gmail.com

1900.633.246 tv.luatnamson@gmail.com Follow on facebook