Quy định pháp luật về rừng sản xuất năm 2023

rừng sản xuất

Quy định pháp luật về rừng sản xuất năm 2023

Rừng sản xuất là rừng tự nhiên gồm có: Rừng tự nhiên và rừng được phục hồi bằng biện pháp khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên; căn cứ vào trữ lượng bình quân trên một hecta rừng tự nhiên được chia thành rừng giầu, rừng trung bình và rừng nghèo.

rừng sản xuất

 Rừng sản xuất là gì?

Theo khoản 4 Điều 5 Luật Lâm nghiệp 2017, rừng sản xuất là loại rừng được sử dụng chủ yếu để cung cấp lâm sản; sản xuất, kinh doanh lâm, nông, ngư nghiệp kết hợp; du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí; cung ứng dịch vụ môi trường rừng.

Quy định về việc sử dụng rừng sản xuất

Khai thác lâm sản trong rừng sản xuất là rừng trồng

Phát triển rừng sản xuất còn nhiều khó khăn

Việc khai thác lâm sản trong rừng sản xuất là rừng trồng được thực hiện theo quy định tại Điều 59 Luật Lâm nghiệp 2017, cụ thể như sau:

– Chủ rừng quyết định khai thác rừng trồng thuộc sở hữu của mình.

– Trường hợp rừng trồng bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước, chủ rừng phải lập hồ sơ khai thác lâm sản trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt nguồn vốn quyết định.

– Việc khai thác lâm sản trong rừng sản xuất là rừng trồng thực hiện theo quy định Luật Lâm nghiệp 2017 và Quy chế quản lý rừng.

Khai thác lâm sản trong rừng sản xuất là rừng tự nhiên

Theo khoản 1 Điều 58 Luật Lâm nghiệp 2017, điều kiện khai thác lâm sản trong rừng sản xuất là rừng tự nhiên được quy định như sau:

– Chủ rừng là tổ chức phải có phương án quản lý rừng bền vững được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;

– Chủ rừng là hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư khai thác gỗ có đề nghị và được Ủy ban nhân dân cấp huyện chấp thuận.

Trong đó, Việc khai thác lâm sản trong rừng sản xuất là rừng tự nhiên thực hiện theo quy định Luật Lâm nghiệp 2017 và Quy chế quản lý rừng.

 Các hoạt động khác trong rừng sản xuất

Đối với các hoạt động khai thác khác như sản xuất lâm, nông, ngư nghiệp kết hợp, nghiên cứu khoa học, giảng dạy, thực tập, kinh doanh du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí trong rừng sản xuất, thì cá nhân, tổ chức được phép thực hiện như sau:

– Được trồng xen cây nông nghiệp, cây lâm sản ngoài gỗ; chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản dưới tán rừng, không làm suy giảm chất lượng rừng.

– Được sử dụng diện tích đất chưa có rừng để sản xuất nông nghiệp, ngư nghiệp kết hợp, không làm thoái hóa, ô nhiễm đất; không chuyển mục đích sử dụng đất rừng.

– Được kết hợp kinh doanh du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí, nghiên cứu khoa học, giảng dạy, thực tập.

– Được tự tổ chức, hợp tác, liên doanh, liên kết hoặc cho tổ chức, cá nhân thuê rừng, thuê môi trường rừng phù hợp với quyền của chủ rừng để kinh doanh du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí.

– Được xây dựng công trình phục vụ du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí.

(Điều 60 Luật Lâm nghiệp 2017)

Đối tượng được Nhà nước giao và cho thuê rừng sản xuất

Đất rừng sản xuất là gì? Xây nhà, chuyển nhượng & Thế chấp

* Giao rừng sản xuất không thu phí sử dụng rừng

Cụ thể tại khoản 3 Điều 16 Luật Lâm nghiệp 2017, Nhà nước giao rừng sản xuất không thu tiền sử dụng rừng cho các đối tượng sau đây:

– Hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư cư trú hợp pháp trên địa bàn cấp xã nơi có diện tích rừng;

– Đơn vị vũ trang;

– Ban quản lý rừng đặc dụng, ban quản lý rừng phòng hộ đối với diện tích rừng sản xuất xen kẽ trong diện tích rừng đặc dụng, rừng phòng hộ được giao cho ban quản lý rừng đó.

* Cho thuê rừng sản xuất

Nhà nước cho tổ chức kinh tế, hộ gia đình, cá nhân thuê rừng sản xuất là rừng tự nhiên, rừng sản xuất là rừng trồng trả tiền thuê rừng một lần hoặc hằng năm để sản xuất lâm nghiệp; sản xuất lâm, nông, ngư nghiệp kết hợp; kinh doanh du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí.

(Điều 17 Luật Lâm nghiệp 2017)

Trên đây là toàn bộ quy định của pháp luật về rừng sản xuất. Luật Nam Sơn xin gửi đến quý bạn đọc. Trường hợp có các thắc mắc cần giải đáp liên quan đến pháp luật quý bạn đọc có thể liên hệ Luật Nam Sơn để được tư vấn trực tiếp bởi Luật sư HàLuật sư Trung và các Luật sư có kinh nghiệm khác.

Hotline: 1900.633.246,

Email: Luatnamson79@gmail.com

1900.633.246 tv.luatnamson@gmail.com Follow on facebook