Quyền của bên mua bảo hiểm
Quy định tại Khoản 1 Điều 18 Luật Kinh doanh bảo hiểm số 24/2000/QH10 ngày 09/12/2000, bên mua bảo hiểm có 06 nhóm quyền trong việc giao kết và thực hiện hợp đồng bảo hiểm, bao gồm:
Mục lục bài viết
Yêu cầu doanh nghiệp bảo hiểm giải thích các điều kiện, điều khoản bảo hiểm; cấp giấy chứng nhận bảo hiểm hoặc đơn bảo hiểm
– Yêu cầu doanh nghiệp bảo hiểm giải thích các điều kiện, điều khoản bảo hiểm
Trên thực tế, chính doanh nghiệp bảo hiểm là người soạn thảo hợp đồng bảo hiểm. Đối với các hợp đồng bảo hiểm này, doanh nghiệp bảo hiểm là doanh nghiệp có trách nhiệm phải xây dựng hợp đồng phù hợp với quy định của pháp luật, nên có thể coi là đương nhiên hiểu và biết áp dụng pháp luật liên quan đến bảo hiểm cũng như các quy định liên quan đến bảo hiểm. Ngược lại, chủ thể mua bảo hiểm là chủ thể không bắt buộc phải có hiểu biết về lĩnh vực bảo hiểm hay hợp đồng bảo hiểm. Để các chủ thể mua bảo hiểm hiểu được và thực hiện đúng các quyền và nghĩa vụ của mình, bên mua bảo hiểm có thể yêu cầu doanh nghiệp giải thích các điều kiện, điều khoản bảo hiểm một cách kỹ càng và đầy đủ cho mình.
Việc buộc doanh nghiệp bảo hiểm giải thích các điều kiện bảo hiểm giúp bên mua bảo hiểm thực hiện đúng hợp đồng bảo hiểm và biết rõ quyền lợi của mình (tránh tình trạng doanh nghiệp bảo hiểm trốn tránh luật và trục lợi). bên mua bảo hiểm có lợi), cũng giúp giảm thiểu rủi ro tranh chấp trong hoặc sau khi thực hiện hợp đồng bảo hiểm.
– Cấp giấy chứng nhận bảo hiểm hoặc đơn bảo hiểm
Giấy chứng nhận bảo hiểm (Insurance certificate): Là loại chứng từ do doanh nghiệp bảo hiểm cấp cho chủ thể được bảo hiểm nhằm hợp thức hóa hợp đồng bảo hiểm các thông tin cần thiết về thực hiện bảo hiểm giữa người bảo hiểm và người được bảo hiểm.
Đơn bảo hiểm: Là văn bản mang tính pháp lý ghi nhận yêu cầu của chủ thể tham gia bảo hiểm trong việc ký kết hợp đồng bảo hiểm với doanh nghiệp bảo hiểm, bao gồm các điều khoản chung có tính chất thường xuyên, trong đó quy định rõ trách nhiệm của bên bảo hiểm và bên được bảo hiểm; các điều khoản riêng về đối tượng bảo hiểm và việc tính toán phí bảo hiểm.
Đây là các bằng chứng giao kết hợp đồng bảo hiểm quan trọng đối với bên mua bảo hiểm, nhưng lại do bên nhận bảo hiểm (doanh nghiệp bảo hiểm cung cấp), vì vậy bên mua bảo hiểm có quyền yêu cầu doanh nghiệp bảo hiểm cấp chứng nhận bảo hiểm hoặc đơn bảo hiểm cho mình, doanh nghiệp bảo hiểm cũng có nghĩa vụ cấp các giấy tờ này khi có yêu cầu của bên mua bảo hiểm.
Lựa chọn doanh nghiệp bảo hiểm hoạt động tại việt nam
Đây là quyền cơ bản với tư cách là khách hàng, người mua bảo hiểm: Được tự do lựa chọn sử dụng dịch vụ bảo hiểm ở doanh nghiệp mà người mua bảo hiểm cảm thấy đủ điều kiện, tiêu chuẩn, phù hợp với nhu cầu nhất. Trong đó:
– Bên mua bảo hiểm (cá nhân, tổ chức có nhu cầu bảo hiểm) có quyền lựa chọn doanh nghiệp bảo hiểm phù hợp với nhu cầu mà mức chi trả phí bảo hiểm mà bên mua bảo hiểm có thể thanh toán. Mọi hành vi áp đặt, ngăn cản việc lựa chọn doanh nghiệp bảo hiểm đều là hành vi bị nghiêm cấm, dù là với chủ thể nào.
– Bên mua bảo hiểm có thể chỉ định doanh nghiệp tái bảo hiểm cho bên doanh nghiệp nhận bảo hiểm để doanh nghiệp này chọn một hoặc một số doanh nghiệp mà bên mua bảo hiểm chỉ định để thực hiện tái bảo hiểm
– Bên mua bảo hiểm có quyền lựa chọn doanh nghiệp môi giới bảo hiểm, dựa trên các tiêu chí, nhu cầu, và khả năng tài chính của bên mua bảo hiểm.
– Bên mua bảo hiểm có thể chỉ định doanh nghiệp môi giới tái bảo hiểm để doanh nghiệp nhận tái bảo hiểm lựa chọn
Tuy nhiên, tự do lựa chọn doanh nghiệp bảo hiểm hoạt động tại Việt Nam không có nghĩa được phân biệt đối xử giữa các doanh nghiệp hoạt động bảo hiểm trong nước, chi nhánh nước ngoài của doanh nghiệp hay doanh nghiệp nước ngoài. Việc lựa chọn doanh nghiệp hoạt động bảo hiểm để giao kết hợp đồng bảo hiểm, hợp đồng tái bảo hiểm, hợp đồng môi giới bảo hiểm, đều chỉ được dựa theo các tiêu chí về chuyên môn bảo hiểm, tài chính, mức phí, điều kiện, phạm vi trách nhiệm,… chứ không được dựa vào các yếu tố chủ quan, do các hành vi phân biệt đối xử giữa các doanh nghiệp hoạt động bảo hiểm tại Việt Nam là các hành vi bị nghiêm cấm.
Đơn phương đình chỉ thực hiện hợp đồng
Các trường hợp bên mua bảo hiểm được đơn phương đình chỉ thực hiện hợp đồng
Không phải trường hợp nào bên mua bảo hiểm cũng được đơn phương đình chỉ thực hiện hợp đồng. Trên thực tế, chỉ có 02 trường hợp mà bên mua bảo hiểm đơn phương đình chỉ thực hiện hợp đồng theo quy định của pháp luật về kinh doanh bảo hiểm (Khoản 3 Điều 9 và Khoản 1 Điều 20 Luật Kinh doanh bảo hiểm số 24/2000/QH10 ngày 09/12/2000)
– Doanh nghiệp bảo hiểm cố ý cung cấp thông tin sai sự thật nhằm giao kết hợp đồng bảo hiểm: Trong trường hợp này, bên mua bảo hiểm có quyền đơn phương đình chỉ thực hiện hợp đồng bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm cũng phải bồi thường thiệt hại phát sinh cho bên mua bảo hiểm do việc cung cấp thông tin sai sự thật.
– Khi có sự thay đổi những yếu tố làm cơ sở để tính phí bảo hiểm, dẫn đến các rủi ro được bảo hiểm: Bên mua bảo hiểm có quyền yêu cầu doanh nghiệp bảo hiểm giảm phí bảo hiểm cho thời gian còn lại của hợp đồng bao hiểm, nếu doanh nghiệp bảo hiểm không chấp nhận giảm phí bảo hiểm thì bên mua bảo hiểm có quyền đơn phương đình chỉ thực hiện hợp đồng bảo hiểm. Tuy nhiên, khi đình chỉ thực hiện hợp đồng bảo hiểm, phải thông báo ngay bằng văn bản cho doanh nghiệp bảo hiểm.
Tác động của việc đơn phương đình chỉ thực hiện hợp đồng
Đơn phương đình chỉ thực hiện hợp đồng tức là bên mua hàng không thực hiện các nghĩa vụ của mình như thanh toán chi phí bảo hiểm cho bên nhận bảo hiểm đến khi bên nhận bảo hiểm thực hiện đúng hợp đồng bảo hiểm hoặc thực hiện theo yêu cầu của bên mua bảo hiểm.
Yêu cầu doanh nghiệp bảo hiểm trả tiền bảo hiểm cho người thụ hưởng hoặc bồi thường cho người được bảo hiểm theo thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm
Một trong những quyền quan trọng nhất của bên mua bảo hiểm là được bảo hiểm những điều đã thoả thuận trong hợp đồng bảo hiểm (sức khoẻ, tính mạng, tài sản, trách nhiệm). Trong trường hợp xảy ra sự kiện bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm phải trả tiền cho bên mua bảo hiểm theo phương thức thanh toán quy định trong hợp đồng bảo hiểm như một phần trách nhiệm đã thoả thuận. Tuy nhiên, khi xảy ra sự kiện bảo hiểm, phía doanh nghiệp bảo hiểm không thể biết được sự kiện bảo hiểm đã xảy ra nếu không có thông báo và yêu cầu của bên mua bảo hiểm. Vì vậy, bên mua bảo hiểm có quyền yêu cầu doanh nghiệp bảo hiểm trả tiền bảo hiểm cho người thụ hưởng hoặc bồi thường cho người được bảo hiểm theo thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm.
Chuyển nhượng hợp đồng bảo hiểm theo thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm hoặc theo quy định của pháp luật
Chuyển nhượng hợp đồng bảo hiểm theo thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm hoặc theo quy định của pháp luật là trường hợp bên mua bảo hiểm chuyển quyền và trách nhiệm của mình cho chủ thể khác, tức chủ thể này thay thế vị trí của bên mua bảo hiểm, trở thành bên mua bảo hiểm mới trong hợp đồng bảo hiểm. Việc chuyển nhượng hợp đồng bảo hiểm được thực hiện dựa trên 02 căn cứ:
– Thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm
– Quy định của pháp luật
Nếu việc chuyển nhượng hợp đồng bảo hiểm không đúng với 02 căn cứ trên, chuyển nhượng hợp đồng bảo hiểm là bất hợp pháp.
Các quyền khác theo quy định của pháp luật
Các quyền khác theo quy định của pháp luật có thể bao gồm:
– Các quyền phát sinh trong quá trình thực hiện hợp đồng bảo hiểm, thực hiện thủ tục hành chính liên quan đến bảo hiểm
– Các quyền của doanh nghiệp bảo hiểm trong những lĩnh vực khác như hàng hải, thương mại, doanh nghiệp, dân sự,…
Như vậy Luật Nam Sơn đã giải đáp cho các bạn Quyền của bên mua bảo hiểm
Trong trường hợp quý khách có bất kỳ các vấn đề nào gặp khó khăn đừng ngần ngại liên hệ Luật Nam Sơn để được hỗ trợ trực tiếp bởi các Luật sư Hà, Luật sư Trung và các Luật sư có kinh nghiệm khác.
Nội dung trên chỉ mang tính chất tham khảo, quý khách hàng có nhu cầu tư vấn chi tiết vui lòng liên hệ:
Điện thoại: 1900.633.246
Gmail: Luatnamson79@gmail.com