Quy định xếp hạng cơ sở giáo dục đại học

Căn cứ pháp lý
– Luật Giáo dục đại học số 08/2012/QH13 ngày 18 tháng 6 năm 2012 và Luật số 34/2018/QH14 ngày 19 tháng 11 năm 2018 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học; sau đây gọi chung là Luật Giáo dục đại học.
– Nghị định số 141/2013/NĐ-CP ngày 24 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giáo dục đại học.
– Nghị định số 99/2019/NĐ-CP ngày 30 tháng 12 năm 2019 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học.
Khái quát về cơ sở giáo dục đại học
– Cơ sở giáo dục đại học là cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân, thực hiện chức năng đào tạo các trình độ của giáo dục đại học, hoạt động khoa học và công nghệ, phục vụ cộng đồng. Cơ sở giáo dục đại học có tư cách pháp nhân, bao gồm đại học, trường đại học và cơ sở giáo dục đại học có tên gọi khác phù hợp với quy định của pháp luật. Đại học quốc gia, đại học vùng là đại học thực hiện nhiệm vụ chiến lược quốc gia, nhiệm vụ phát triển vùng của đất nước.
– Loại hình cơ sở giáo dục đại học bao gồm:
+ Cơ sở giáo dục đại học công lập do Nhà nước đầu tư, bảo đảm điều kiện hoạt động và là đại diện chủ sở hữu.
+ Cơ sở giáo dục đại học tư thục do nhà đầu tư trong nước hoặc nước ngoài đầu tư, bảo đảm điều kiện hoạt động.
Cơ sở giáo dục đại học tư thục hoạt động không vì lợi nhuận là cơ sở giáo dục đại học được chủ đầu tư cam kết hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận theo quy định tại quyết định điều lệ hoặc quyết định chuyển đổi loại hình giáo dục đại học. Thể chế; không hoạt động vì lợi nhuận, rút vốn, kiếm lời. Một phần thu nhập tích lũy hàng năm của chung, hợp nhất không chia để tiếp tục đầu tư phát triển cơ sở giáo dục đại học.
Chỉ thay đổi các trường đại học tư thục thành các trường đại học tư thục phi lợi nhuận.
Xếp hạng cơ sở giáo dục đại học
– Xếp hạng cơ sở giáo dục đại học có thể hiểu rộng ra là xếp hạng các cơ sở giáo dục đại học về uy tín, chất lượng và hiệu quả hoạt động dựa trên nhiều tiêu chí khác nhau. Từ đó, các tổ chức, cá nhân có thể giám sát và lựa chọn cơ sở giáo dục đại học phù hợp để tham gia hoặc đầu tư.
Điều 9 của Luật Giáo dục đại học quy định về xếp hạng cơ sở giáo dục đại học như sau:
“Điều 9. Xếp hạng cơ sở giáo dục đại học
Xếp hạng cơ sở giáo dục đại học nhằm đánh giá uy tín, chất lượng, hiệu quả hoạt động theo tiêu chí nhất định, đáp ứng nhu cầu thông tin cho cá nhân, tổ chức có liên quan.
Cơ sở giáo dục đại học chủ động lựa chọn, tham gia các bảng xếp hạng có uy tín trong nước, quốc tế.
Pháp nhân phi thương mại Việt Nam được thực hiện xếp hạng cơ sở giáo dục đại học; phải bảo đảm trung thực, khách quan, minh bạch, có trách nhiệm công khai, giải trình về phương pháp, tiêu chí và kết quả xếp hạng.”
– Các cơ sở giáo dục đại học có thể tự mình đăng ký tham gia các bảng xếp hạng có uy tín trong nước hoặc quốc tế để vừa để khẳng định chất lượng giáo dục vừa để quảng bá hình ảnh, chất lượng giáo dục của mình từ đó thu hút các học viên, sự quan tâm của các nhà đầu tư trong và ngoài nước.
– Theo Báo điện tử Đài tiếng nói Việt Nam (vov.vn) thì trong kỳ xếp hạng đại học thế giới cho năm 2022 vào ngày 09/6/2021, Tổ chức xếp hạng QS (Quacquarelli Symonds – Anh) bình chọn cho 1300 trường trong tổng số hơn 1600 cơ sở giáo dục thuộc 93 quốc gia và vùng lãnh thổ. Trong số này, có 145 trường lần đầu tiên tham gia xếp hạng.
Dữ liệu phục vụ xếp hạng được lấy từ 2 triệu đề cử của học giả và 450000 đề cử của nhà tuyển dụng, thu thập 130000 phản hồi của học giả và 75000 nhà tuyển dụng toàn cầu, phân tích 96 triệu trích dẫn (trong giai đoạn 2015-2020) từ 14,7 triệu bài báo (trong giai đoạn 2015-2019).
Đại học Quốc gia Hà Nội và Đại học Quốc gia TP.HCM có mặt 4 năm liên tiếp trong bảng xếp hạng này và ở nhóm 801-1000 các trường đại học tốt nhất toàn cầu. Hai cơ sở giáo dục mới lần đầu tiên tham gia xếp hạng là Trường Đại học Tôn Đức Thắng (thứ hạng nhóm 1001-1200) và Trường Đại học Bách khoa Hà Nội (thứ hạng nhóm 1201+).
Ngày 2/11, Tổ chức xếp hạng QS đã công bố kết quả Bảng xếp hạng đại học châu Á. Theo đó, Việt Nam có 11 cơ sở giáo dục đại học góp mặt trong bảng xếp hạng này.
Cụ thể: Trường Đại học Tôn Đức Thắng ở vị trí 142, Đại học Quốc gia Hà Nội ở vị trí 147; Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh vị trí 179; Trường Đại học Duy Tân vị trí 210; Trường Đại học Bách khoa Hà Nội trong nhóm 281-290; Đại học Huế trong nhóm 401-450, Đại học Cần Thơ và Đại học Đà Nẵng trong nhóm 501-550;
Trường Đại học Sư phạm Hà Nội và Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh trong nhóm 551-600; Trường Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh trong nhóm 601-650.
– Về tiêu chí và trọng số xếp hạng, Bảng xếp hạng đại học Châu Á 2022 giữ nguyên phương pháp xếp hạng khi đánh giá các cơ sở giáo dục đại học theo 11 chỉ số: Đánh giá của học giả; Đánh giá của nhà tuyển dụng; Tỷ lệ giảng viên/sinh viên;
Tỷ lệ giảng viên có trình độ tiến sĩ; Số bài báo khoa học/giảng viên; Tỷ lệ trích dẫn/bài báo khoa học; Mạng lưới nghiên cứu quốc tế; Tỷ lệ giảng viên quốc tế; Tỷ lệ sinh viên quốc tế; Tỷ lệ sinh viên đến trao đổi và Tỷ lệ sinh viên đi trao đổi.
Như vậy Luật Nam Sơn đã giải đáp cho các bạn Quy định xếp hạng cơ sở giáo dục đại học
Trong trường hợp quý khách có bất kỳ các vấn đề nào gặp khó khăn đừng ngần ngại liên hệ Luật Nam Sơn để được hỗ trợ trực tiếp bởi các Luật sư Hà, Luật sư Trung và các Luật sư có kinh nghiệm khác.
Nội dung trên chỉ mang tính chất tham khảo, quý khách hàng có nhu cầu tư vấn chi tiết vui lòng liên hệ:
Điện thoại: 1900.633.246
Gmail: Luatnamson79@gmail.com