Quy định về xử phạt vi phạm hành chính thẩm định thẩm quyền trong Xây dựng, Lao động – xã hội và Môi trường năm 2023

Chính sách của Nhà nước về an toàn thực phẩm

Quy định về xử phạt vi phạm hành chính thẩm định thẩm quyền trong Xây dựng, Lao động – xã hội và Môi trường

Quy định về xử phạt vi phạm hành chính thẩm định thẩm quyền trong Xây dựng, Lao động – xã hội và Môi trường

1. Thẩm định thẩm quyền của Thanh tra Xây dựng

Xây dựng là một quá trình thiết kế và xây dựng cơ sở hạ tầng, các tòa nhà và nhà ở. Việc quản lý hoạt động xây dựng thuộc về Bộ Xây dựng, còn trong lĩnh vực văn hóa, quảng cáo, thanh tra xây dựng cũng có thẩm quyền trong vấn đề này. Nghị định 26/2013/ND-CP quy định tổ chức và hoạt động thanh tra ngành xây dựng Như vậy, trong lĩnh vực văn hóa, quảng cáo, Chánh Thanh tra  Bộ Xây dựng xử phạt  vi phạm hành chính quy định tại:

– Điểm b và c khoản 5 Điều 17:

  • Xây dựng, tượng đài, tranh hoành tráng không có giấy phép theo quy định
  • Xây dựng tượng đài, tranh hoành tráng không đúng nội dung ghi trong giấy phép.

Việc xây dựng tượng đài, tranh hoành tráng cũng là một trong những hoạt động xây dựng được quy định bởi Luật Xây dựng  2014, bao gồm kế hoạch xây dựng,  dự án đầu tư xây dựng, khảo sát, thiết kế xây dựng.

Lập kế hoạch xây dựng,  xây dựng, giám sát thi công, quản lý dự án, lựa chọn nhà thầu, thầu xây dựng, bàn giao, chạy thử, bảo lãnh, bảo trì công trình  và các hoạt động khác  liên quan đến xây dựng. Do đó, cơ quan quản lý tòa nhà phải chịu trách nhiệm trong lĩnh vực này.

Quy định về xử phạt vi phạm hành chính thẩm định thẩm quyền trong Xây dựng, Lao động – xã hội và Môi trường

2. Thẩm định thẩm quyền của Thanh tra Lao động – Thương binh và Xã hội

Các cơ quan thực hiện chức năng thanh tra ngành Lao động – Thương binh và Xã hội gồm: Các cơ quan thanh tra nhà nước và các cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành. Cơ quan thanh tra nhà nước gồm: Thanh tra Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (Thanh tra Bộ);

Thanh tra Sở Lao động – Thương binh và Xã hội các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (Thanh tra Sở). Cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành gồm: Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp; Cục Quản lý lao động ngoài nước; Cục An toàn lao động.

Theo quy định tại Nghị định 110/2017/NĐ-CP, Thanh tra Bộ là cơ quan thuộc Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, giúp Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội quản lý nhà nước về công tác thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng; thực hiện thanh tra hành chính, thanh chuyên ngành;

giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng thuộc lĩnh vực lao động, người có công và xã hội trong phạm vi cả nước theo quy định của pháp luật. Thanh tra Bộ chịu sự chỉ đạo, điều hành của Bộ trưởng và chịu sự chỉ đạo về công tác, hướng dẫn về nghiệp vụ của Thanh tra Chính phủ.

Thanh tra Sở là cơ quan của Sở Lao động – Thương binh và Xã hội, giúp Giám đốc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội thực hiện thanh tra hành chính, thanh tra chuyên ngành, giải quyết khiếu nại, tố cáo và tiếp công dân. phòng, chống tham nhũng theo quy định của pháp luật.

Thanh tra Sở chịu sự chỉ đạo, điều hành của Giám đốc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội; Chịu sự hướng dẫn về công tác thanh tra, hướng dẫn hoạt động thanh tra hành chính của Thanh tra tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và hoạt động thanh tra chuyên ngành của Thanh tra Bộ.

Trong lĩnh vực văn hóa và quảng cáo, Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành, Chánh thanh tra Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội; Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành  Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội; Chánh Thanh tra Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành quy định xử phạt  vi phạm hành chính quy định tại:

– Điều 32: Vi phạm quy định về hoạt động văn hóa cho người khuyết tật, người cao tuổi

Người khuyết tật là người có một hoặc nhiều khiếm khuyết về thể chất hoặc tinh thần mà vì thế gây ra suy giảm đáng kể và lâu dài đến khả năng thực hiện các hoạt động, sinh hoạt hàng ngày.

Người cao tuổi hay người cao niên hay người già là những người lớn tuổi, thường có độ tuổi khoảng từ 60 trở lên.

Cả người cao tuổi và người khuyết tật đều là đối tượng đặc thù trong xã hội và cần được trợ giúp từ phía nhà nước và hưởng những ưu đãi nhất định. Do vậy, trong lĩnh vực văn hóa, quảng cáo, Thanh tra Lao động – Thương binh và Xã hội có thẩm quyền với những hành vi vi phạm:

• Từ chối cung cấp các dịch vụ, trang thiết bị hỗ trợ người khuyết tật, người già tham gia các hoạt động văn hóa khi có đủ điều kiện.

• Không miễn, giảm giá vé, dịch vụ đối với người khuyết tật, người cao tuổi khi tham gia các hoạt động văn hóa theo quy định.

• Từ chối cho người khuyết tật, người cao tuổi tham gia các hoạt động văn hóa dành cho người khuyết tật, người cao tuổi khi có đủ điều kiện.

• Cung cấp dịch vụ, trang thiết bị không đảm bảo an toàn cho người khuyết tật và người già khi tham gia hoạt động văn hóa.

Quy định về xử phạt vi phạm hành chính thẩm định thẩm quyền trong Xây dựng, Lao động – xã hội và Môi trường

3. Quy định thẩm định thẩm quyền của Thanh tra Tài nguyên và Môi trường

Cơ quan thực hiện chức năng thanh tra lĩnh vực tài nguyên và môi trường bao gồm: cơ quan, tổ chức, cá nhân chịu sự chỉ đạo trực tiếp của cơ quan quản lý  tài nguyên và môi trường quốc gia; Các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong nước, người Việt Nam định cư ở nước ngoài và tổ chức, cá nhân nước ngoài có hoạt động liên quan đến lĩnh vực tài nguyên và môi trường tại Việt Nam.

Trong trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc gia nhập có quy định khác với Nghị định này thì áp dụng quy định của điều ước quốc tế đó.

Theo Nghị định 35/2009/NĐ-CP, Thanh tra Bộ là cơ quan của Bộ Tài nguyên và Môi trường, thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn thanh tra hành chính và thanh tra chuyên ngành về tài nguyên và môi trường trong phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Tài nguyên và Môi trường. Thanh tra Bộ có các phòng trực thuộc do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quyết định thành lập.

Thanh tra Sở là cơ quan trực thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường, thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn thanh tra hành chính và thanh tra chuyên ngành trong phạm vi quản lý nhà nước về tài nguyên và môi trường của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh

Chánh Thanh tra Bộ Tài nguyên và Môi trường, Tổng cục trưởng Tổng cục Quy hoạch không gian xử phạt  vi phạm hành chính quy định tại điểm b khoản 7 Điều 20 Nghị định 38/2021/ND-CP: Lấn chiếm đất  thuộc di tích lịch sử, văn hóa và danh lam thắng cảnh.

Đất đai là một trong những lĩnh vực quản lý của cơ quan nhà nước về môi trường nên việc lấn chiếm đất là vi phạm quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch chung vùng. Vì vậy, việc giao thẩm quyền cho Thanh tra Tài nguyên và Môi trường là hợp lý.

Có thể thấy, với từng hành vi xử phạt được thẩm định thẩm quyền ở trên đều được xây dựng dựa trên thẩm quyền về hình thức xử phạt chính tại Điều 65, Nghị định 38/2021/NĐ-CP và không thay đổi so với Nghị định 158/2013/NĐ-CP. Phù hợp với chức năng, quyền hạn cũng như có sự phân chia, phối hợp giữa các cơ quan nhà nước với nhau trong thực hiện quản lý nhà nước về văn hóa, quảng cáo.

Như vậy Luật Nam Sơn đã giải đáp cho các bạn Quy định về xử phạt vi phạm hành chính thẩm định thẩm quyền trong Xây dựng, Lao động – xã hội và Môi trường

Trong trường hợp quý khách có bất kỳ các vấn đề nào gặp khó khăn đừng ngần ngại liên hệ Luật Nam Sơn để được hỗ trợ trực tiếp bởi các Luật sư HàLuật sư Trung và các Luật sư có kinh nghiệm khác.

Nội dung trên chỉ mang tính chất tham khảo, quý khách hàng có nhu cầu tư vấn chi tiết vui lòng liên hệ:

Điện thoại: 1900.633.246

Gmail: Luatnamson79@gmail.com

 

 

 

 

 

 

 

1900.633.246 tv.luatnamson@gmail.com Follow on facebook