Quy định về xử lý vi phạm pháp luật về bảo hiểm xã hội
Mục lục bài viết
1. Các đối tượng được khiếu nại về bảo hiểm xã hội
a. Người lao động
Theo Điều 118 Luật bảo hiểm xã hội số 58/2014/QH13 ngày 20/11/2014, các đối tượng người lao động được khiếu nại về bảo hiểm xã hội bao gồm:
– Người lao động (bao gồm người lao động làm việc theo hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc, cán bộ, công chức, viên chức, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp,…)
– Người đang hưởng lương hưu (tức người đã thỏa mãn các điều kiện về thời gian đóng bảo hiểm xã hội và tuổi nghỉ hưu), trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng
– Người đang bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội (tạm thời dừng đóng bảo hiểm xã hội cho đến khi làm thủ tục tiếp tục đóng bảo hiểm xã hội)
– Những người khác (các đối tượng có vướng mắc, có liên quan đến vấn đề bảo hiểm xã hội)
b. Người sử dụng lao động
Theo Khoản 2 Điều 118 Luật bảo hiểm xã hội số 58/2014/QH13 ngày 20/11/2014, người sử dụng lao động của các chủ thể người lao động trên có quyền được khiếu nại. Trong đó bao gồm:
– Người sử dụng lao động của người lao động làm việc theo chế độ tiền lương do Nhà nước quy định (người sử dụng lao động là cơ quan, tổ chức, đơn vị sự nghiệp công lập nơi sử dụng lao động gồm cán bộ, công chức, viên chức, sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp,…)
– Người sử dụng lao động của người lao động làm việc theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định (doanh nghiệp, cá nhân, hộ gia đình, hộ kinh doanh, hợp tác xã,…)
2. Nguyên tắc xử lý vi phạm pháp luật về bảo hiểm xã hội
Cơ quan, tổ chức có hành vi vi phạm Luật Bảo hiểm xã hội có quyền xử lý vi phạm hành chính đối với các đối tượng sau:
– Tính chất vi phạm: Hành vi đó có cấu thành hành vi vi phạm pháp luật về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, thuộc nhóm hành vi nào?
– Mức độ vi phạm: Nếu mức độ vi phạm thấp thì mức xử lý vi phạm hành chính thấp hơn, hình thức xử lý vi phạm cũng thấp hơn nếu mức độ vi phạm không lớn.
– Thiệt hại do vi phạm: Thiệt hại do vi phạm gây ra sẽ bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung, kèm theo đó là trách nhiệm thực hiện các biện pháp khắc phục đối với người vi phạm.
3. Hình thức xử lý vi phạm
Căn cứ đánh giá mức độ vi phạm có thể áp dụng các hình thức xử lý vi phạm Luật Bảo hiểm xã hội sau đây:
– Biện pháp kỷ luật: Đối với người làm nhiệm vụ quản lý bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp hoặc người làm việc cho người sử dụng lao động có hành vi vi phạm liên quan đến bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp.
– Xử phạt trong trường hợp vi phạm hành chính: Phạt tiền, biện pháp bổ sung, biện pháp khắc phục theo quy định tại Nghị định số 28/2020/NCC-CP ngày 01/3/2020 của Chính phủ
– Truy cứu trách nhiệm hình sự: trong trường hợp mức độ, phạm vi vi phạm nghiêm trọng, ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền và lợi ích của người có liên quan thì người đó có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Truy cứu trách nhiệm hình sự, theo quy định của Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi năm 2017 (Ví dụ: Tội lừa đảo đóng bảo hiểm xã hội)
4. Quy định khắc phục hậu quả đối với người sử dụng lao động trốn đóng, chậm đóng, chiếm dụng tiền đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp
Người sử dụng lao động khi có các hành vi trốn đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, chậm đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, chiếm dụng tiền đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, thì ngoài bị phạt tiền theo quy định tại Nghị định số 28/2020/NCC-CP ngày 01/03/2020 của Chính phủ thì còn phải thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả như sau:
– Nộp đủ các khoản tiền đã trốn, chậm đóng, chiếm dụng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp
– Nộp số tiền lãi bằng 02 lần mức lãi suất đầu tư quỹ bảo hiểm xã hội bình quân của năm trước liền kề tính trên số tiền, thời gian chậm đóng
Nếu không thực hiện theo yêu cầu của người có thẩm quyền, ngân hàng, tổ chức tín dụng khác, kho bạc Nhà nước có trách nhiệm trích từ tài khoản tiền gửi của người sử dụng lao động để nộp số tiền chưa đóng, chậm đóng và lãi của số tiền này vào tài khoản của cơ quan bảo hiểm xã hội.
Như vậy, kể cả trong trường hợp người sử dụng lao động không chấp hành yêu cầu của người có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính thì vẫn bị cưỡng chế phải thực hiện các biện pháp khắc phục hậu quả. Vì vậy, khi đã bị xử lý vi phạm hành chính và phải thực hiện các biện pháp đóng bảo hiểm xã hội thì người sử dụng lao động nên phối hợp thực hiện đúng yêu cầu, trong thời hạn nhất định, nhằm tránh trường hợp bị cưỡng chế khắc phục hậu quả.
Như vậy Luật Nam Sơn đã giải đáp cho các bạn Quy định về xử lý vi phạm pháp luật về bảo hiểm xã hội
Trong trường hợp quý khách có bất kỳ các vấn đề nào gặp khó khăn đừng ngần ngại liên hệ Luật Nam Sơn để được hỗ trợ trực tiếp bởi các Luật sư Hà, Luật sư Trung và các Luật sư có kinh nghiệm khác.
Nội dung trên chỉ mang tính chất tham khảo, quý khách hàng có nhu cầu tư vấn chi tiết vui lòng liên hệ:
Điện thoại: 1900.633.246
Gmail: Luatnamson79@gmail.com