Quy định về việc tạm dừng, hưởng tiếp trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
Mục lục bài viết
1. Mức hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hằng tháng theo mức suy giảm khả năng lao động
Căn cứ vào Điểm a Khoản 2 Điều 49 Luật an toàn, vệ sinh lao động số 84/2015/QH13 ngày 25/06/2015:
– Đối với người lao động suy giảm khả năng lao động 31% thì được hưởng mức trợ cấp bằng 30% mức lương cơ sở
– Sau 31%, cứ tăng lên 1% thì người lao động được hưởng thêm 2% mức lương cơ sở
Như vậy, ta có công thức tính mức hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hằng tháng theo mức suy giảm khả năng lao động:
Mức hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hằng tháng theo mức suy giảm khả năng lao động = (Mức lương cơ sở x 30%) + [(Mức suy giảm khả năng lao động của người lao động – 31) x (Mức lương cơ sở x 2%)]
Hiện nay, theo Điều 3 Nghị định số 38/2019/NĐ-CP ngày 09/05/2019 của Chính phủ, mức lương cơ sở là 1.490.000 Đồng. Suy ra, nếu người lao động suy giảm khả năng lao động 31% thì mức hưởng trợ cấp hằng tháng theo mức suy giảm khả năng lao động là: 30% x 1.490.000 = 447.000 (Đồng)
Mức hưởng trợ cấp hằng tháng theo mức suy giảm khả năng lao động cho 1% suy giảm khả năng lao động tăng sau 31% là: 2% x 1.490.000 = 29.800 (Đồng)
Giả sử người lao động A bị suy giảm khả năng lao động ở mức 40% thì mức hưởng trợ cấp theo mức suy giảm khả năng lao động là:
447.000 + [(40 – 31) x 29.800] = 715.000 (Đồng)
Như vậy cứ mỗi tháng người lao động A nhận được trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hằng tháng theo mức suy giảm khả năng lao động là 715.000 (Đồng)
2. Trường hợp tạm dừng, hưởng tiếp trợ cấp tai nạn lao động, nghề nghiệp
Căn cứ vào Khoản 3 Điều 49 Luật an toàn, vệ sinh lao động số 84/2015/QH13 ngày 25/06/2015 và Khoản 1 Điều 64 Luật bảo hiểm xã hội số 58/2014/QH13 ngày 20/11/2014, có 03 trường hợp người lao động tạm dừng, hưởng tiếp trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
– Xuất cảnh trái phép
– Bị Tòa án tuyên bố là mất tích
– Cần lưu ý rằng, việc hưởng bảo hiểm xã hội không tuân thủ các quy định của pháp luật. Trong trường hợp này, cơ quan bảo hiểm xã hội phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Việc tạm dừng, duy trì hưởng chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp chỉ được áp dụng trong trường hợp người lao động đã hưởng chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hàng tháng, không áp dụng trong trường hợp người lao động chỉ hưởng tiền trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp một lần.
3. Quy định về hồ sơ, trình tự giải quyết hưởng tiếp trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hằng tháng
3.1. Hồ sơ giải quyết hưởng tiếp trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
Căn cứ vào Khoản 3 Điều 49 Luật an toàn, vệ sinh lao động số 84/2015/QH13 ngày 25/06/2015, Điều 113 Luật bảo hiểm xã hội số 58/2014/QH13 ngày 20/11/2014, và Điều 6 Quyết định 166/QĐ-BHXH ngày 31/01/2019 của Bảo hiểm xã hội Việt Nam hồ sơ giải quyết hưởng tiếp trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp bao gồm:
Đối với các trường hợp hưởng tiếp bảo hiểm xã hội hằng tháng do chấp hành hình phạt tù giam từ ngày 01/01/1995 đến trước ngày 01/01/2016:
– Đơn đề nghị hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo tháng (theo mẫu số 14-HSB)
– Bản sao của một trong các giấy tờ : Giấy chứng nhận chấp hành xong hình phạt tù hoặc giấy đặc xá tha tù trước thời hạn hoặc quyết định miễn hoặc tạm hoãn chấp hành hình phạt tù
Đối với người xuất cảnh trái phép trở về nước định cư hợp pháp:
– Đơn đề nghị hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo tháng (theo mẫu số 14-HSB)
– Bản sao văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc trở về nước định cư hợp pháp
Đối với người được Tòa án hủy quyết định tuyên bố mất tích:
– Đơn đề nghị hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo tháng (theo mẫu số 14-HSB)
– Bản sao Quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án hủy bỏ Quyết định tuyên bố mất tích
3.2. Thủ tục giải quyết hưởng tiếp trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
Căn cứ vào Điều 114 Luật bảo hiểm xã hội số 58/2014/QH13 ngày 20/11/2014, người lao động thực hiện các thủ tục sau:
– Nộp hồ sơ như phần 2.1. tới cơ quan bảo hiểm xã hội tại địa phương
– Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo đúng quy định, cơ quan bảo hiểm xã hội tiến hành giải quyết chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp cho người lao động. Trong trường hợp không giải quyết thì cơ quan bảo hiểm xã hội phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Như vậy Luật Nam Sơn đã giải đáp cho các bạn Quy định về việc tạm dừng, hưởng tiếp trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
Trong trường hợp quý khách có bất kỳ các vấn đề nào gặp khó khăn đừng ngần ngại liên hệ Luật Nam Sơn để được hỗ trợ trực tiếp bởi các Luật sư Hà, Luật sư Trung và các Luật sư có kinh nghiệm khác.
Nội dung trên chỉ mang tính chất tham khảo, quý khách hàng có nhu cầu tư vấn chi tiết vui lòng liên hệ:
Điện thoại: 1900.633.246
Gmail: Luatnamson79@gmail.com