Quy định về trường hợp người sử dụng lao động được đóng bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp với mức 0,3%
Căn cứ vào Điều 5 Nghị định số 58/2020/NĐ-CP ngày 27/05/2020 của Chính phủ, người sử dụng lao động phải thỏa mãn đủ 04 điều kiện để được đóng bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp với mức 0,3% quỹ lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội.
Mục lục bài viết
1. Người sử dụng lao động là doanh nghiệp hoạt động trong các ngành nghề có nguy cơ cao về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
Căn cứ vào Điều 8 Thông tư số 07/2016/TT-BLĐTBXH ngày 15/05/2016 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, các ngành nghề có nguy cơ cao về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp bao gồm:
– Khai khoáng, sản xuất than cốc, sản xuất sản phẩm dầu mỏ tinh chế
– Sản xuất sản phẩm từ khoáng phi kim
– Sản xuất hóa chất, sản xuất sản phẩm từ cao su và plastic
– Sản xuất kim loại và các sản phẩm từ kim loại
– Thi công công trình xây dựng
– Đóng và sửa chữa tàu biển
– Sản xuất, truyền tải và phân phối điện
– Chế biến, bảo quản thủy sản và các sản phẩm từ thủy sản
– Sản xuất sản phẩm dệt, may, da, giày
– Tái chế phế liệu
– Vệ sinh môi trường
Theo đó, chỉ những công ty hoạt động trong các lĩnh vực này mới được xem xét đáp ứng các điều kiện sau đây để được đóng bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp với mức đóng bằng 0,3% trên quỹ tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội.
Đây là nhóm người sử dụng lao động có trách nhiệm cao trong việc đảm bảo an toàn vệ sinh lao động cho người lao động (đảm bảo thực hiện các biện pháp an toàn vệ sinh lao động, thường xuyên kiểm tra giám sát các yếu tố có hại, yếu tố nguy hiểm tại nơi làm việc), cần được hỗ trợ về mặt đóng bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
2. Trong vòng 03 năm tính đến thời điểm đề xuất không bị xử phạt vi phạm hành chính bằng hình thức phạt tiền, không bị truy cứu trách nhiệm hình sự về hành vi vi phạm pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động và bảo hiểm xã hội
Người sử dụng lao động đáp ứng điều kiện thứ nhất có nhu cầu đóng bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp với mức bằng 0,3% quỹ tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội phải thực hiện hoạt động đóng bảo hiểm xã hội cho tổ chức bảo hiểm xã hội. Nhưng người sử dụng lao động phải đáp ứng các điều kiện khác để đề xuất này được chấp thuận.
Trong đó, điều kiện thứ nhất là: Trong thời hạn 03 năm kể từ ngày đề nghị, không bị xử phạt vi phạm hành chính bằng hình thức phạt tiền, không bị truy cứu trách nhiệm hình sự về hành vi vi phạm pháp luật về an ninh, an toàn, vệ sinh lao động và bảo hiểm xã hội.
Đây là điều kiện NSDLĐ đã thực hiện và tuân thủ các quy định của Luật An toàn, vệ sinh lao động và BHXH trong thời gian dài (03 năm) và có thể tiếp tục tuân thủ các quy định này trong tương lai. Không thể áp dụng các ưu đãi của chính phủ đối với người sử dụng lao động nếu người sử dụng lao động không tuân thủ luật pháp.
3. Thực hiện việc báo cáo định kỳ tai nạn lao động và báo cáo về an toàn, vệ sinh lao động chính xác, đầy đủ, đúng thời hạn trong 03 năm liền kề trước năm đề xuất
Hoạt động báo cáo định kỳ tai nạn lao động và báo cáo về an toàn vệ sinh lao động là trách nhiệm của người lao động phải thực hiện để cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quản lý về lao động (Sở Lao động – Thương binh và Xã hội, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội) thực hiện nhiệm vụ quản lý về an toàn, vệ sinh lao động. Do đó, các số liệu từ báo cáo của người sử dụng lao động có thể tác động rất lớn đến kết quả quản lý về an toàn, vệ sinh lao động.
Nếu người sử dụng lao động thực hiện trách nhiệm này đầy đủ, chính xác trong vòng 03 năm, tức là đã giúp cơ quan quản lý Nhà nước trong nhiệm vụ quản lý của mình, nên đây cũng trở thành một trong các điều kiện để hưởng ưu đãi về mức đóng bảo hiểm xã hội.
4. Tần suất tai nạn lao động của năm liền kề trước năm đề xuất phải giảm từ 15% trở lên so với tần suất tai nạn lao động trung bình của 03 năm liền kề trước năm đề xuất hoặc không để xảy ra tai nạn lao động tính từ 03 năm liền kề trước năm đề xuất
Người sử dụng lao động có trách nhiệm đảm bảo an toàn và sức khỏe cho nhân viên của họ tại nơi làm việc. Nếu người sử dụng lao động không đáp ứng trách nhiệm này, họ sẽ không đủ điều kiện nhận trợ cấp bảo hiểm xã hội.Trong vấn đề này, người sử dụng lao động được coi là thực hiện tốt trách nhiệm đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động cho người lao động của mình thông qua 02 trường hợp:
– Tần suất tai nạn lao động của năm liền kề trước năm đề xuất phải giảm từ 15% trở lên so với tuần suất tai nạn lao động trung bình của 03 năm liền kề trước năm đề xuất (Ví dụ: Năm đề xuất là năm 2021, thì năm 2020 tần suất tai nạn lao động phải giảm từ 15% trở lên so với trung bình số vụ tai nạn lao động của 03 năm 2018, 2019, 2020.
– Không để xảy ra tai nạn lao động tính từ 03 năm liền kề trước năm đề xuất (Ví dụ: Năm đề xuất là năm 2021 thì trong 03 năm 2018, 2019, 2020 người sử dụng lao động không được để xảy ra tai nạn lao động đối với người lao động của mình)
Như vậy Luật Nam Sơn đã giải đáp cho các bạn Quy định về trường hợp người sử dụng lao động được đóng bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp với mức 0,3%
Trong trường hợp quý khách có bất kỳ các vấn đề nào gặp khó khăn đừng ngần ngại liên hệ Luật Nam Sơn để được hỗ trợ trực tiếp bởi các Luật sư Hà, Luật sư Trung và các Luật sư có kinh nghiệm khác.
Nội dung trên chỉ mang tính chất tham khảo, quý khách hàng có nhu cầu tư vấn chi tiết vui lòng liên hệ:
Điện thoại: 1900.633.246
Gmail: Luatnamson79@gmail.com