Quy định về trường hợp người lao động phải tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc năm 2023 (Phần 1)
Căn cứ vào Điều 2 Luật bảo hiểm xã hội số 58/2014/QH13 ngày 20/11/2014, Khoản 2 Nghị định số 115/2015/NĐ-CP ngày 11/11/2015 của Chính phủ, Khoản 1 Điều 2 Thông tư số 59/2015/TT-BLĐTBXH ngày 29/12/2015 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, về cơ bản có 02 trường hợp sau phải tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc: Người lao động là công dân Việt Nam đi làm việc, người lao động là người đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.
Mục lục bài viết
1. Người lao động là công dân Việt Nam đi làm việc
1.1. Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động
Căn cứ vào Điểm a, Điểm b Khoản 1 Điều 2 Luật bảo hiểm xã hội số 58/2014/QH13 ngày 20/11/2014, người lao động làm việc trên cơ sở hợp đồng lao động ở đây là hợp đồng làm việc xác định thời hạn, xác định thời hạn, thời vụ hoặc người lao động theo một nhiệm vụ cụ thể. có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng (kể cả hợp đồng làm việc được giao kết trong thời gian đó).
Người đại diện theo pháp luật của người sử dụng lao động và người dưới 15 tuổi khi giao kết hợp đồng với người lao động chưa thành niên), người lao động ký hợp đồng lao động xác định thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng.
Trong đó:
– (theo Điểm a Khoản 1 Điều 20 Bộ luật lao động số 45/2019/QH14 ngày 20/11/2019) Hợp đồng lao động không xác định thời hạn là hợp đồng lao động mà trong đó 02 bên không xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng
– (theo Điểm b Khoản 1 Điều 20 Bộ luật lao động số 45/2019/QH14 ngày 20/11/2019) Hợp đồng lao động không xác định thời hạn là hợp đồng lao động mà trong đó hai bên xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng trong thời gian không quá 36 tháng kể từ thời điểm có hiệu lực của hợp đồng
– Hiện nay hợp đồng mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng không còn là một loại hợp đồng lao động theo Bộ luật lao động số 45/2019/QH14 ngày 20/11/2019. Thay vào đó, nhóm hợp đồng này trở thành hợp đồng lao động xác định thời hạn với thời hạn dưới 12 tháng cùng với nhóm hợp đồng lao động xác định thời hạn từ 01 tháng đến dưới 03 tháng.
1.2. Cán bộ, công chức, viên chức
Cán bộ
Cán bộ, theo Khoản 1 Điều 4 Luật cán bộ, công chức số 22/2008/QH12 ngày 13/11/2018 cụ thể:
– Công dân Việt Nam, có quốc tịch Việt Nam.
– Người làm việc trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam (tổ chức chính trị), Nhà nước (cấp trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã), tổ chức chính trị – xã hội ở trung ương (ví dụ: Tổng liên đoàn lao động Việt Nam), ở tỉnh (ví dụ: Liên đoàn lao động cấp tỉnh), cấp huyện (Liên đoàn lao động huyện)
– Làm việc trong biên chế, hưởng lương từ Ngân sách Nhà nước, không làm việc theo hợp đồng lao động, không chịu sự điều chỉnh của các Bộ luật lao động
– Người được nhận chức vụ, chức danh thông qua bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm, không có sự thỏa thuận để nhận chức vụ, chức danh
Công chức
Căn cứ vào Khoản 1 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật cán bộ, công chức và Luật viên chức số 52/2019/QH14 ngày 25/11/2019, công chức là:
– Công dân Việt Nam, có quốc tịch Việt Nam
– Làm việc trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam (tổ chức chính trị), Nhà nước (cấp trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã), tổ chức chính trị – xã hội ở trung ương (ví dụ: Tổng liên đoàn lao động Việt Nam),
ở tỉnh (ví dụ: Liên đoàn lao động cấp tỉnh), cấp huyện (Liên đoàn lao động huyện); cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân Việt Nam (nhưng không phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng; trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan phục vụ theo chế độ chuyên nghiệp, công nhân công an; ví dụ như quân nhân dự bị)
– Làm việc trong biên chế và hưởng lương từ Ngân sách Nhà nước, không làm việc theo hợp đồng lao động, không chịu sự điều chỉnh của các Bộ luật lao động.
Viên chức
Căn cứ vào Luật viên chức số 58/2010/QH12 ngày 15/11/2010, viên chức là:
– Công dân Việt Nam, có quốc tịch Việt Nam.
– Làm việc tại đơn vị sự nghiệp công lập (đơn vị được thành lập bởi cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước, tổ chức chính trị – tức Đảng Cộng sản Việt Nam, tổ chức chính trị – xã hội như Công đoàn, có tư cách pháp nhân, có nhiệm vụ cung cấp dịch vụ công, phục vụ quản lý Nhà nước trong một số lĩnh vực nhất định như giáo dục – đào tạo, lao động, thể dục – thể thao, y tế,…)
1.3. Công nhân quốc phòng, công nhân công an, người làm công tác cơ yếu
– Công nhân quốc phòng là công dân Việt Nam có trình độ chuyên môn kỹ thuật, nghiệp vụ, được tuyển chọn, tuyển dụng vào Quân đội nhân dân theo vị trí việc làm hoặc chức danh nghề nghiệp mà không thuộc diện được phong quân hàm sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp và hạ sĩ quan, binh sĩ. (Theo Khoản 2 Điều 2 Luật Công nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng số 98/2015/QH13 ngày 26/11/2015)
– Công nhân công an là công dân Việt Nam, có trình độ chuyên môn kỹ thuật, được tuyển dụng vào làm việc trong Công an nhân dân mà không thuộc diện được phong cấp bậc hàm sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ (Theo Khoản 6 Điều 2 Luật công an nhân dân số 37/2018/QH14 ngày 20/11/2018)
– Người làm công tác tổ chức cơ yếu là người được bổ nhiệm, điều động, biệt phái để thực hiện nhiệm vụ trong lực lượng cơ yếu, tức lực lượng thực hiện công tác cơ yếu (Theo Điểm a Khoản 1 Điều 23 Luật cơ yếu số 05/2011/QH13 ngày 26/11/2011).
Do đó, người làm công tác cơ yếu có thể là quân nhân, công an nhân dân hoặc không phải là quân nhân, công an nhân dân, tuy nhiên ở trường hợp này, theo pháp luật về bảo hiểm xã hội, nhóm người này không phải là quân nhân, công an nhân dân chuyên nghiệp, nhưng cũng không phải người lao động làm việc theo hợp đồng hay công chức, viên chức.
Như vậy Luật Nam Sơn đã giải đáp cho các bạn Quy định về trường hợp người lao động phải tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc
Trong trường hợp quý khách có bất kỳ các vấn đề nào gặp khó khăn đừng ngần ngại liên hệ Luật Nam Sơn để được hỗ trợ trực tiếp bởi các Luật sư Hà, Luật sư Trung và các Luật sư có kinh nghiệm khác.
Nội dung trên chỉ mang tính chất tham khảo, quý khách hàng có nhu cầu tư vấn chi tiết vui lòng liên hệ:
Điện thoại: 1900.633.246
Gmail: Luatnamson79@gmail.com