Quy định về trường hợp người lao động được bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp năm 2023

Quy định về xác minh điều kiện thi hành án dân sự năm 2023

Quy định về trường hợp người lao động được bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp

Quy định về trường hợp nào người lao động được bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp
1. Quy định trách nhiệm thông báo cho trung tâm dịch vụ việc làm khi chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp

Căn cứ vào Khoản 2 Điều 21 Nghị định số 28/2015/NĐ-CP ngày 12/03/2015 của Chính phủ, Khoản 9 Điều 1 Nghị định số 61/2020/NĐ-CP ngày 29/05/2020 của Chính phủ, trong các trường hợp chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp sau đây, người lao động có trách nhiệm phải thông báo cho trung tâm dịch vụ việc làm:

– Người lao động thực hiện nghĩa vụ quân sự. nghĩa vụ công an

– Người lao động hưởng lương hưu hằng tháng

– Người lao động có việc làm

– Người lao động đi học tập có thời hạn từ đủ 12 tháng trở lên

Trong các trường hợp này, người lao động phải tự thực hiện thông báo tới trung tâm dịch vụ việc làm nơi người lao động đang hưởng trợ cấp thất nghiệp:

– Thời hạn nộp thông báo: 03 ngày làm việc kể từ ngày người lao động thuộc các trường hợp chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp trên

– Thành phần thông báo:

+ Bản sao giấy tờ có liên quan đến việc chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp (hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc, giấy báo nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an, văn bản của cơ quan bảo hiểm xã hội cấp tỉnh về ngày bắt đầu hưởng lương hưu, giấy nhập học)

+ Thông báo của người lao động về việc chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp

– Phương thức gửi thông báo:

+ Trực tiếp

+ Qua đường bưu điện (tính theo ngày ghi trên dấu bưu điện: Nếu ngày ghi trên dấu bưu điện vẫn thuộc thời hạn quy định thì được chấp nhận)

Quy định về trường hợp nào người lao động được bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp

2. Các trường hợp được bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội

Căn cứ vào Khoản 4 Điều 53 Luật Việc làm số 38/2013/QH13 ngày 16/11/2013, các trường hợp chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp sau, người lao động được bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp tương ứng với thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp còn lại (mà người lao động chưa được hưởng):

– Người lao động có việc làm

– Người lao động đi học tập có thời hạn từ đủ 12 tháng trở lên

– Người lao động chấp hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc

– Người lao động thực hiện nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an

– Bị Tòa án tuyên bố mất tích

– Bị tạm giam, chấp hành hình phạt tù

Trong những trường hợp này, nếu người lao động bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp tương ứng với thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp còn lại thì thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp này được lấy làm căn cứ tính thời gian hưởng bảo hiểm thất nghiệp. trợ cấp thất nghiệp (nếu người lao động được hưởng trợ cấp thất nghiệp lần tiếp theo).

Tuy nhiên, nếu các trường hợp sau đây người lao động không thực hiện nghĩa vụ thông báo về việc chấm dứt hưởng trợ cấp việc làm thì không được bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp:

– Người lao động có việc làm

– Người lao động thực hiện nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an

– Người lao động đi học tập có thời hạn từ đủ 12 tháng trở lên

Đây là những trường hợp người lao động có trách nhiệm thông báo cho trung tâm dịch vụ việc  làm về việc ngừng hưởng trợ cấp thất nghiệp, kèm theo bản sao các giấy tờ cần thiết (hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc, giấy chứng nhận đủ điều kiện hưởng bảo hiểm thất nghiệp, nghĩa vụ, giấy nhập học). Nếu người lao động không thực hiện nghĩa vụ này thì thời hạn đóng bảo hiểm thất nghiệp sẽ không được bảo lưu.

Quy định về trường hợp nào người lao động được bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp

3. Thời gian bảo lưu đóng bảo hiểm thất nghiệp

Căn cứ vào Khoản 4 Điều 53 Luật Việc làm số 38/2013/QH13 ngày 16/11/2013, Khoản 9 Điều 1 Nghị định số 61/2020/NĐ-CP ngày 29/05/2020 của Chính phủ, thời gian bảo lưu đóng bảo hiểm thất nghiệp được xác định như sau:

Thời gian bảo lưu = A – B

Trong đó:

A là thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp làm căn cứ hưởng trợ cấp thất nghiệp của người lao động

B là thời gian đóng đã được hưởng trợ cấp thất nghiệp tương ứng với 12 tháng đã đóng bảo hiểm thất nghiệp (tức mỗi tháng hưởng trợ cấp thất nghiệp tương ứng với 12 tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp)

Trong trường hợp có tháng lẻ chưa giải quyết hưởng trợ cấp thất nghiệp được bảo lưu trong quyết định về việc hưởng trợ cấp thất nghiệp (tồn tại từ lần hưởng trợ cấp trước) thì tiếp tục trừ đi phần tháng lẻ này.

Ví dụ:

Người lao động A đóng bảo hiểm thất nghiệp 36 tháng và hưởng trợ cấp thất nghiệp theo thời hạn 03 tháng, nhưng hết tháng thứ nhất người lao động đã có việc làm và xin bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp.

Suy ra thời gian bảo lưu là: 36 – 2 x 12 = 12 (tháng)

Vậy người lao động A được bảo lưu 12 tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp.

Như vậy Luật Nam Sơn đã giải đáp cho các bạn Quy định về trường hợp người lao động được bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp

Trong trường hợp quý khách có bất kỳ các vấn đề nào gặp khó khăn đừng ngần ngại liên hệ Luật Nam Sơn để được hỗ trợ trực tiếp bởi các Luật sư HàLuật sư Trung và các Luật sư có kinh nghiệm khác.

Nội dung trên chỉ mang tính chất tham khảo, quý khách hàng có nhu cầu tư vấn chi tiết vui lòng liên hệ:

Điện thoại: 1900.633.246

Gmail: Luatnamson79@gmail.com

 

 

 

 

 

 

1900.633.246 tv.luatnamson@gmail.com Follow on facebook