Quy định về trưng mua tài sản năm 2022

Quy định về trưng mua tài sản

Quy định về trưng mua tài sản năm 2022

Trưng mua tài sản là gì? Pháp luật quy định như thế nào về trưng mua tài sản? Bài viết sau đây Luật Nam Sơn xin được giải đáp thắc mắc của quý bạn đọc về vấn đề này.

Quy định về trưng mua tài sản

Thế nào là trưng mua tài sản?

Trưng mua tài sản được quy định tại khoản 1 Điều 2 Luật trưng mua, trưng dụng tài sản 2008 như sau:

Trưng mua tài sản là việc Nhà nước mua tài sản của tổ chức (không bao gồm cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, đơn vị vũ trang nhân dân), cá nhân, hộ gia đình thông qua quyết định hành chính trong trường hợp thật cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh và vì lợi ích quốc gia.

Nguyên tắc trưng mua tài sản

Căn cứ Điều 4 Luật trưng mua, trưng dụng tài sản 2008 quy định:

Việc trưng mua, trưng dụng tài sản chỉ được thực hiện trong trường hợp thật cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh và vì lợi ích quốc gia.

Việc trưng mua, trưng dụng tài sản phải bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của người có tài sản và không phân biệt đối xử.

Việc trưng mua, trưng dụng tài sản được thực hiện theo quyết định của người có thẩm quyền và phải tuân theo điều kiện, trình tự, thủ tục quy định tại Luật này.

Người có tài sản trưng mua, trưng dụng phải chấp hành quyết định trưng mua, trưng dụng tài sản của người có thẩm quyền.

Việc quản lý, sử dụng tài sản trưng mua, trưng dụng phải đúng mục đích, tiết kiệm và có hiệu quả.

Tài sản thuộc đối tượng trưng mua

Nhà và tài sản khác gắn liền với đất trong trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 5 của Luật này.

Thuốc chữa bệnh, lương thực, thực phẩm, công cụ, dụng cụ và vật tư, vật dụng thiết yếu khác.

Phương tiện giao thông vận tải, thông tin liên lạc và phương tiện kỹ thuật khác.

(Điều 13 Luật trưng mua, trưng dụng tài sản 2008)

Thẩm quyền quyết định trưng mua tài sản

Thủ tướng Chính phủ quyết định trưng mua tài sản quy định tại khoản 1 Điều 13 của Luật này.

Bộ trưởng Bộ Tài chính, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ trưởng Bộ Y tế, Bộ trưởng Bộ Công Thương, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình quyết định trưng mua tài sản quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 13 của Luật này.

Người có thẩm quyền quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này không được uỷ quyền hoặc phân cấp thẩm quyền quyết định trưng mua tài sản.

(Điều 14 Luật trưng mua, trưng dụng tài sản 2008)

Nội dung quyết định trưng mua tài sản

Quyết định trưng mua tài sản có các nội dung chủ yếu sau đây:

a) Họ tên, chức vụ, đơn vị công tác của người quyết định trưng mua tài sản;

b) Tên, địa chỉ của người có tài sản trưng mua;

c) Tên, địa chỉ của tổ chức được giao quản lý, sử dụng tài sản trưng mua;

d) Mục đích trưng mua;

đ) Tên, chủng loại, số lượng, hiện trạng của tài sản trưng mua;

e) Giá trưng mua tài sản (nếu thoả thuận được);

g) Thời gian và địa điểm bàn giao, tiếp nhận tài sản trưng mua;

h) Thời hạn, hình thức và địa điểm thanh toán tiền trưng mua tài sản.

Quyết định trưng mua tài sản phải được giao ngay cho người có tài sản trưng mua; trường hợp người có tài sản trưng mua vắng mặt thì quyết định trưng mua tài sản phải được giao cho Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là Uỷ ban nhân dân cấp xã) nơi có tài sản trưng mua.

(Điều 15 Luật trưng mua, trưng dụng tài sản 2008)

Bàn giao, tiếp nhận tài sản trưng mua

Việc bàn giao, tiếp nhận tài sản trưng mua được thực hiện theo đúng đối tượng, thời gian và địa điểm quy định tại quyết định trưng mua tài sản. Đối với tài sản mà  pháp luật quy định phải có giấy chứng nhận quyền sở hữu thì phải có hồ sơ, giấy tờ liên quan đến quyền sở hữu tài sản kèm theo; trường hợp vì lý do khách quan chưa cung cấp được hồ sơ, giấy tờ liên quan đến quyền sở hữu tài sản đó  thì thực hiện bàn giao tài sản theo hiện trạng.

Thành phần tham gia bàn giao, tiếp nhận tài sản trưng mua gồm có:

a) Người có tài sản trưng mua hoặc người đại diện hợp pháp;

b) Đại diện tổ chức được giao quản lý, sử dụng tài sản trưng mua.

Việc bàn giao, tiếp nhận tài sản trưng mua phải được lập thành biên bản. Nội dung chủ yếu của biên bản gồm có:

a) Tên, địa chỉ của người có tài sản trưng mua hoặc người đại diện hợp pháp;

b) Tên, địa chỉ của tổ chức được giao quản lý, sử dụng tài sản trưng mua;

c) Tên, chủng loại, số lượng, hiện trạng của tài sản trưng mua tại thời điểm bàn giao, tiếp nhận;

d) Thời gian và địa điểm bàn giao, tiếp nhận tài sản trưng mua;

đ) Danh mục hồ sơ, giấy tờ kèm theo (nếu có).

Trường hợp người có tài sản trưng mua hoặc người đại diện hợp pháp không có mặt tại địa điểm bàn giao, tiếp nhận tài sản trưng mua theo thời hạn đã quy định thì trong biên bản bàn giao, tiếp nhận tài sản phải ghi rõ sự vắng mặt của họ và có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có tài sản trưng mua.

(Điều 16 Luật trưng mua, trưng dụng tài sản 2008)

Trên đây là những quy định của pháp luật về trưng mua tài sản Luật Nam Sơn xin gửi đến quý bạn đọc.

Bài viết trên chỉ mang tính chất tham khảo. Trường hợp có các thắc mắc cần giải đáp chi tiết liên quan đến pháp luật quý bạn đọc có thể liên hệ qua Hotline: 1900.633.246, email: Luatnamson79@gmail.com để được tư vấn trực tiếp bởi Luật sư HàLuật sư Trung và các Luật sư có kinh nghiệm khác.

1900.633.246 tv.luatnamson@gmail.com Follow on facebook