Quy định về trình tự, hồ sơ giải quyết chế độ bệnh nghề nghiệp đối với người lao động đã nghỉ hưu hoặc không còn làm việc trong nghề, công việc có nguy cơ bị bệnh nghề nghiệp năm 2023

Căn cứ để đánh giá phân loại Thẩm phán toà án nhân dân

Quy định về trình tự, hồ sơ giải quyết chế độ bệnh nghề nghiệp đối với người lao động đã nghỉ hưu hoặc không còn làm việc trong nghề, công việc có nguy cơ bị bệnh nghề nghiệp.

Quy định về trình tự, hồ sơ giải quyết chế độ bệnh nghề nghiệp đối với người lao động đã nghỉ hưu hoặc không còn làm việc trong nghề, công việc có nguy cơ bị bệnh nghề nghiệp

1. Hồ sơ giải quyết chế độ bệnh nghề nghiệp đối với người lao động đã nghỉ hưu hoặc không còn làm việc trong nghề, công việc có nguy cơ bị bệnh nghề nghiệp

Căn cứ vào Điểm 2.3 Khoản 2 Điều 1 Công văn số 3194/BHXH-CSXH ngày 08/05/2020 của Bảo hiểm xã hội Việt Nam:

– Đơn đề nghị hưởng chế độ bệnh nghề nghiệp của người lao động (Theo mẫu số 01 ban hành kèm theo Nghị định số 88/2020/NĐ-CP đối với người lao động đã nghỉ hưu hoặc thôi việc) hoặc văn bản của người sử dụng của người lao động nơi người lao động đang làm việc đề nghị giải quyết chế độ bệnh nghề nghiệp (mẫu số 05A-HSB) đối với trường hợp người lao động chuyển đến làm việc cho người sử dụng lao động khác

– Trường hợp thanh toán phí giám định y khoa thì có thêm hóa đơn, chứng từ thu phí giám định, bảng kê các nội dung giám định của cơ sở thực hiện giám định y khoa

– Biên bản giám định mức suy giảm khả năng lao động của Hội đồng giám định y khoa

– Chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, cơ sở chỉnh hình, phục hồi chức năng theo quy định về việc trang cấp phương tiện trợ giúp sinh hoạt, dụng cụ chỉnh hình (nếu có)

Quy định về trình tự, hồ sơ giải quyết chế độ bệnh nghề nghiệp đối với người lao động đã nghỉ hưu hoặc không còn làm việc trong nghề, công việc có nguy cơ bị bệnh nghề nghiệp

2. Quy định trình tự giải quyết chế độ bệnh nghề nghiệp đối với người lao động đã nghỉ hưu hoặc không còn làm việc trong các nghề, công việc có nguy cơ bị bệnh nghề nghiệp

2.1. Hoàn thiện hồ sơ khám bệnh nghề nghiệp

Người lao động có trách nhiệm tự chuẩn bị hồ sơ khám bệnh nghề nghiệp, tuy nhiên, một số thành phần trong hồ sơ khám bệnh nghề nghiệp không thể được cung cấp, hoàn thiện bởi người lao động.

Đối với người lao động đã nghỉ hưu, thôi việc (không còn người sử dụng lao động) mà đang trong thời gian đảm bảo

Căn cứ vào Khoản 1 Điều 10 Thông tư số 26/2017/TT-BLĐTBXH ngày 20/09/2017 của Bộ lao động – Thương binh và Xã hội, người lao động gửi hồ sơ sức khỏe cá nhân đến cơ sở khám bệnh nghề nghiệp để khám phát hiện bệnh nghề nghiệp.

Khi có kết quả khám phát bệnh nghề nghiệp thì cơ sở khám bệnh nghề nghiệp hoàn thiện hồ sơ khám bệnh nghề nghiệp cho người lao động theo quy định của Bộ Y tế.

Đối với trường hợp người lao động chuyển việc khác mà không còn làm việc trong các nghề, công việc có nguy cơ bệnh nghề nghiệp mà còn trong thời gian bảo đảm

Căn cứ vào Khoản 2 Điều 10 Thông tư số 26/2017/TT-BLĐTBXH ngày 20/09/2017 của Bộ lao động – Thương binh và Xã hội, người lao động gửi hồ sơ sức khỏe cá nhân đến cơ sở khám bệnh nghề nghiệp để khám phát hiện bệnh nghề nghiệp.

Sau khi khám phát hiện bệnh nghề nghiệp thì người lao động hoặc người sử dụng lao động nơi người lao động đang làm việc lập hồ sơ khám bệnh nghề nghiệp trên cơ sở hồ sơ quản lý sức khỏe của người lao động.

Quy định về trình tự, hồ sơ giải quyết chế độ bệnh nghề nghiệp đối với người lao động đã nghỉ hưu hoặc không còn làm việc trong nghề, công việc có nguy cơ bị bệnh nghề nghiệp

2.2. Khám suy giảm khả năng lao động

Sau khi hoàn thiện hồ sơ khám bệnh nghề nghiệp, người lao động chủ động đi khám giám định mức suy giảm khả năng lao động hoặc đề nghị đơn vị nơi người lao động đã từng làm việc hoặc đang làm việc giới thiệu.

2.3. Gửi hồ sơ giải quyết chế độ bệnh nghề nghiệp đối với người lao động đã nghỉ hưu hoặc không còn làm việc trong nghề, công việc có nguy cơ bị bệnh nghề nghiệp đến cơ quan Bảo hiểm xã hội

Khi kết luận giám định sức khỏe suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên thì người lao động (NLĐ) đã nghỉ hưu gửi hồ sơ giải quyết chế độ bệnh nghề nghiệp của NLĐ đã nghỉ hưu hoặc không còn làm nghề, công việc có nguy cơ rủi ro nghề nghiệp. . bệnh đến BHXH tỉnh (TP trực thuộc Trung ương) trong đó có đơn đề nghị giải quyết chế độ BHXH cho người lao động.

Thời điểm người lao động được hưởng tiền bồi thường tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp được tính từ tháng có kết luận mức suy giảm khả năng lao động của Hội đồng giám định y khoa.

Như vậy Luật Nam Sơn đã giải đáp cho các bạn Quy định về trình tự, hồ sơ giải quyết chế độ bệnh nghề nghiệp đối với người lao động đã nghỉ hưu hoặc không còn làm việc trong nghề, công việc có nguy cơ bị bệnh nghề nghiệp

Trong trường hợp quý khách có bất kỳ các vấn đề nào gặp khó khăn đừng ngần ngại liên hệ Luật Nam Sơn để được hỗ trợ trực tiếp bởi các Luật sư HàLuật sư Trung và các Luật sư có kinh nghiệm khác.

Nội dung trên chỉ mang tính chất tham khảo, quý khách hàng có nhu cầu tư vấn chi tiết vui lòng liên hệ:

Điện thoại: 1900.633.246

Gmail: Luatnamson79@gmail.com

 

 

 

 

 

 

1900.633.246 tv.luatnamson@gmail.com Follow on facebook