Quy định về trách nhiệm của cơ quan bảo hiểm xã hội
Căn cứ vào Điều 23 Luật bảo hiểm xã hội số 58/2014/QH13 ngày 20/11/2014, cơ quan bảo hiểm xã hội (cơ quan thuộc Bảo hiểm xã hội Việt Nam) có 17 trách nhiệm đối trong quản lý bảo hiểm xã hội. Sau đây chúng tôi xin trình bày về 4 trách nhiệm đầu tiên về quản lý bảo hiểm xã hội của chủ thể này.
Mục lục bài viết
1. Tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế
Với vai trò là cơ quan bảo hiểm xã hội, các cơ quan cấp khu vực, cấp tỉnh hoặc cấp trung ương như Bảo hiểm xã hội Việt Nam có trách nhiệm tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp và bảo hiểm thất nghiệp).
Tại trung ương, BHXH tỉnh thực hiện các hoạt động tuyên truyền, phổ biến cho các đơn vị sự nghiệp công lập như trung tâm công nghệ thông tin, trung tâm truyền thông về hợp đồng, pháp luật bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế (thông tin về Việt Nam qua thông tin đăng tải ) trên trang thông tin điện tử của BHXH theo kế hoạch và thông tin của các đơn vị nghiệp vụ.
Đồng thời, phối hợp với tổ chức đại diện người lao động (công đoàn) và tổ chức đại diện người sử dụng lao động tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật về BHXH, BHYT và BHXH, BHTN, BHYT trên toàn quốc và chỉ đạo cấp dưới thực hiện của các hoạt động này.
Ở cấp địa phương, các cơ quan bảo hiểm xã hội ở địa phương tiến hành các hoạt động trực tiếp tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế đối với người lao động,
người sử dụng lao động như tổ chức các buổi thông tin, phổ biến kiến thức hoặc trực tiếp phổ biến khi người sử dụng lao động, người lao động có thắc mắc, đồng thời phối hợp với các tổ chức đại diện người lao động cấp cơ sở, cấp huyện, tỉnh, tổ chức đại diện người sử dụng lao động tại địa phương thực hiện các hoạt động tuyên truyền khác.
2. Ban hành mẫu sổ, mẫu hồ sơ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp sau khi có ý kiến thống nhất của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội
Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành rất nhiều quy định đồng thời các mẫu sổ, hồ sơ liên quan đến bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp.
Ví dụ, Quyết định số 595/QĐ-BHXH ngày 14/04/2017 đồng thời có ban hành kèm các mẫu hồ sơ bảo hiểm xã hội (Mẫu số TK1-TS – Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT; Mẫu số TK3-TS – Tờ khai đơn vị tham gia, điều chỉnh BHXH, BHYT)
Quyết định số 166/QĐ-BHXH ngày 31/01/2019 của Bảo hiểm xã hội Việt Nam cũng có quy định một số biểu mẫu trong hoạt động giải quyết trợ cấp cho người lao động.
3. Tổ chức thực hiện thu, chi bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật
Bảo hiểm xã hội Việt Nam tổ chức thu, chi bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế phân định qua các cấp. Theo Điều 2 Quyết định số 166/QĐ-BHXH ngày 31/01/2019 của Bảo hiểm xã hội Việt Nam, 02 cấp tỉnh và huyện chủ yếu được phân cấp giải quyết, chi trả và quản lý người hưởng bảo hiểm xã hội.
Ví dụ:
Bảo hiểm xã hội cấp tỉnh có trách nhiệm giải quyết hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội đối với người lao động, thân nhân người lao động thuộc các đơn v ị sử dụng lao động phân cấp quản lý thu; giải quyết hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội, người tham gia bảo hiểm xã hội đối với người nộp hồ sơ bảo hiểm xã hội tỉnh:
– Người đang đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc đề nghị hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp do thương tật, bệnh tật tái phát
– Người lao động bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội, người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện
– Người đang hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hàng tháng
– Thân nhân của các đối tượng: Người lao động bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội, người hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hàng tháng, người tham gia bảo hiểm xã hội bảo hiểm xã hội
Đồng thời, BHXH cấp huyện thực hiện các công việc như trên nhưng còn thực hiện một số nhiệm vụ khác như: Di chuyển thủ tục hưởng lương hưu, BHXH hàng tháng cho người thuộc diện hộ nghèo hưởng lương hưu, BHXH hàng tháng chuyển đi nơi khác; Lập danh sách chi trả trợ cấp BHXH một lần do BHXH huyện chi trả; danh sách chi trả BHXH một lần do BHXH huyện lập và chuyển cho Bưu điện; danh mục tài trợ đầu tư của Chính phủ theo phân phối thu nhập và một số nhiệm vụ khác.
4. Cấp sổ bảo hiểm xã hội cho người lao động; quản lý sổ bảo hiểm xã hội khi người lao động đã được giải quyết chế độ hưu trí hoặc tử tuất
Cơ quan bảo hiểm có trách nhiệm cấp sổ cho người lao động trong thời hạn nhất định nếu hồ sơ đăng ký bảo hiểm xã hội của người lao động đầy đủ và hợp lý.
Khi người lao động đăng ký bảo hiểm xã hội, cơ quan bảo hiểm có trách nhiệm quản lý sổ bảo hiểm khi người lao động đã được giải quyết chế độ hưu trí hoặc tử tuất, các trường hợp khác người lao động có trách nhiệm tự bảo quản, quản lý sổ bảo hiểm xã hội.
Như vậy Luật Nam Sơn đã giải đáp cho các bạn Quy định về trách nhiệm của cơ quan bảo hiểm xã hội
Trong trường hợp quý khách có bất kỳ các vấn đề nào gặp khó khăn đừng ngần ngại liên hệ Luật Nam Sơn để được hỗ trợ trực tiếp bởi các Luật sư Hà, Luật sư Trung và các Luật sư có kinh nghiệm khác.
Nội dung trên chỉ mang tính chất tham khảo, quý khách hàng có nhu cầu tư vấn chi tiết vui lòng liên hệ:
Điện thoại: 1900.633.246
Gmail: Luatnamson79@gmail.com