Quy định về thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính, mức phạt và biện pháp khắc phục hậu quả trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp
Mục lục bài viết
1. Các đối tượng được khiếu nại về bảo hiểm xã hội
a. Người lao động
Theo Điều 118 Luật bảo hiểm xã hội số 58/2014/QH13 ngày 20/11/2014, các đối tượng người lao động được khiếu nại về bảo hiểm xã hội bao gồm:
– Người lao động (bao gồm người lao động làm việc theo hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc, cán bộ, công chức, viên chức, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp,…)
– Người đang hưởng lương hưu (tức người đã thỏa mãn các điều kiện về thời gian đóng bảo hiểm xã hội và tuổi nghỉ hưu), trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng
– Người đang bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội (tạm thời dừng đóng bảo hiểm xã hội cho đến khi làm thủ tục tiếp tục đóng bảo hiểm xã hội)
– Những người khác (các đối tượng có vướng mắc, có liên quan đến vấn đề bảo hiểm xã hội)
b. Người sử dụng lao động
Căn cứ vào Khoản 2 Điều 118 Luật bảo hiểm xã hội số 58/2014/QH13 ngày 20/11/2014, người sử dụng lao động của các chủ thể người lao động trên có quyền được khiếu nại. Trong đó bao gồm:
– Người sử dụng lao động của người lao động làm việc theo chế độ tiền lương do Nhà nước quy định (người sử dụng lao động là cơ quan, tổ chức, đơn vị sự nghiệp công lập nơi sử dụng lao động gồm cán bộ, công chức, viên chức, sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp,…)
– Người sử dụng lao động của người lao động làm việc theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định (doanh nghiệp, cá nhân, hộ gia đình, hộ kinh doanh, hợp tác xã,…)
2. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính
Căn cứ vào Khoản 1 Điều 121 Luật bảo hiểm xã hội số 58/2014/QH13 ngày 20/11/2014, thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính liên quan đến bảo hiểm xã hội thuộc về cơ quan bảo hiểm xã hội:
– Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam (thực hiện chức năng thanh tra chuyên môn thì có thầm quyền xử lý vi phạm hành chính)
– Giám đốc Bảo hiểm xã hội cấp tỉnh (thực hiện chức năng thanh tra chuyên môn thì có thầm quyền xử lý vi phạm hành chính)
– Trưởng ban thanh tra chuyên ngành do Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam quyết định thành lập (thực hiện chức năng thanh tra chuyên môn thì có thầm quyền xử lý vi phạm hành chính)
Các đối tượng trên tự mình tham gia kiểm soát, xử lý vi phạm hành chính hoặc chỉ đạo cấp phó xử lý vi phạm hành chính.
Ví dụ, Giám đốc Bảo hiểm xã hội cấp tỉnh có thể giao cho Phó Giám đốc Bảo hiểm xã hội cấp tỉnh xử lý vi phạm hành chính.
3. Quy định mức phạt vi phạm hành chính
3.1. Phạt tiền
Căn cứ vào Chương III Nghị định số 28/2020/NCC-CP ngày 01/03/2020 của Chính phủ, Hình thức phạt tiền chủ yếu áp dụng đối với cá nhân, tổ chức vi phạm pháp luật liên quan đến lĩnh vực bảo hiểm xã hội. Đối với cá nhân, mức phạt có thể lên tới 75.000.000 đồng. Đối với tổ chức, mức phạt cao gấp 2 lần so với cá nhân cùng vi phạm liên quan đến lĩnh vực bảo hiểm xã hội.
3.2. Biện pháp khắc phục hậu quả
Một số biện pháp khắc phục hậu quả cụ thể như sau:
– Buộc nộp tiền đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế và tiền lãi chậm đóng
– Nộp lại cho cơ quan bảo hiểm xã hội tiền bảo hiểm xã hội, trợ cấp thất nghiệp được hưởng do hành vi vi phạm pháp luật
– Buộc các cơ sở giáo dục nghề nghiệp thực hiện dạy nghề đủ thời gian khóa học mà người lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp đăng ký đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 5 Điều này nếu người lao động có yêu cầu
– Buộc trả đủ chế độ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp cho người lao động đối với hành vi không trả chế độ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp cho người lao động
Các biện pháp khắc phục hậu quả này chủ yếu tác động giúp các chủ thể bị ảnh hưởng về quyền và quyền lợi được hưởng đúng, khắc phục các quyền, quyền lợi bị xâm phạm.
Như vậy Luật Nam Sơn đã giải đáp cho các bạn Quy định về thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính, mức phạt và biện pháp khắc phục hậu quả trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp
Trong trường hợp quý khách có bất kỳ các vấn đề nào gặp khó khăn đừng ngần ngại liên hệ Luật Nam Sơn để được hỗ trợ trực tiếp bởi các Luật sư Hà, Luật sư Trung và các Luật sư có kinh nghiệm khác.
Nội dung trên chỉ mang tính chất tham khảo, quý khách hàng có nhu cầu tư vấn chi tiết vui lòng liên hệ:
Điện thoại: 1900.633.246
Gmail: Luatnamson79@gmail.com