Quy định về sử dụng quỹ bảo hiểm xã hội được quy định trong Luật bảo hiểm xã hội năm 2023 (Phần 2)

Các trường hợp không bắt buộc sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã

Quy định về sử dụng quỹ bảo hiểm xã hội được quy định trong Luật bảo hiểm xã hội năm 2014

Quy định về sử dụng quỹ bảo hiểm xã hội được quy định trong Luật bảo hiểm xã hội năm 2014

2. Đóng bảo hiểm y tế cho người đang hưởng lương hưu hoặc nghỉ việc hưởng trợ cấp thai sản khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi hoặc nghỉ việc hưởng trợ cấp ốm đau đối với người lao động bị mắc bệnh thuộc Danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày của Bộ Y tế

Người lao động thuộc các trường hợp trên phải là người lao động đã tham gia bảo hiểm xã hội và đủ điều kiện hưởng lương hưu, chế độ thai sản, trợ cấp ốm đau (thỏa mãn các điều kiện để được hưởng lương hưu, chế độ thai sản, ốm đau). Các khoản chi để đóng bảo hiểm y tế lý giải nguyên do trong hầu hết các trường hợp bảo hiểm xã hội chi trả sau khi bảo hiểm y tế chi trả.

Danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày của Bộ Y tế được quy định tại Thông tư số 46/2016/TT-BYT ngày 30/12/2016 của Bộ Y tế, bao gồm:

– 34 bệnh nhiễm trùng và ký sinh trùng

– 04 bệnh bướu tân sinh

– 20 bệnh về mắt và phần phụ của mắt – 18 bệnh của máu, cơ quan tạo máu và các rối loạn liên quan đến cơ chế miễn dịch

– 18 bệnh nội tiết, dinh dưỡng và chuyển hóa

– 28 bệnh tâm thần

– 35 bệnh thần kinh

– 18 bệnh lý tai mũi họng

– 22 bệnh hệ tuần hoàn

– 17 bệnh hệ hô hấp

– 10 bệnh hệ tiêu hóa

– 13 bệnh da và mô dưới da

– 54 bệnh hệ cơ – xương – khớp và mô liên kết

– 11 bệnh hệ sinh dục – tiết niệu

– 7 bệnh thai nghén, sinh đẻ và hậu sản

– 18 vết thương ngộ độc và hậu quả của một số nguyên nhân bên ngoài

– 6 yếu tố ảnh hưởng đến tình trạng sức khỏe và tiếp xúc dịch vụ y tế

Quy định về sử dụng quỹ bảo hiểm xã hội được quy định trong Luật bảo hiểm xã hội năm 2014

3. Chi phí quản lý bảo hiểm xã hội

Chi phí quản lý bảo hiểm xã hội được sử dụng để thực hiện nhiệm vụ được quy định tại Khoản 1 Điều 90 Luật bảo hiểm xã hội số 58/2014/QH13 ngày 20/11/2014, bao gồm:

– Cải cách thủ tục bảo hiểm xã hội, hiện đại hóa hệ thống quản lý; phát triển, quản lý người tham gia, người thụ hưởng bảo hiểm xã hội

– Tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật về bảo hiểm xã hội; tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ bảo hiểm xã hội

– Tổ chức thu, chi trả bảo hiểm xã hội và hoạt động bộ máy của cơ quan bảo hiểm xã hội các cấp

Các khoản chi phí này nhằm mục đích duy trì hoạt động cần thiết của các cơ quan có thẩm quyền quản lý về lao động, bảo hiểm xã hội, để các cơ quan này có thể điều hành Quỹ bảo hiểm xã hội (quyết định, thực hiện, giám sát, kiểm tra thu, chi bảo hiểm xã hội) cũng như đảm bảo phát triển hệ thống bảo hiểm xã hội tại Việt Nam.

Quy định về sử dụng quỹ bảo hiểm xã hội được quy định trong Luật bảo hiểm xã hội năm 2014

4. Đầu tư để bảo toàn và tăng trưởng Quỹ bảo hiểm xã hội

4.1. Phương thức đầu tư

Phương thức đầu tư theo thứ tự ưu tiên

Căn cứ vào Khoản 1 Điều 4 Nghị định số 30/2016/NĐ-CP ngày 28/10/2016 của Chính phủ, chỉ được đầu tư để bảo toàn, tăng trưởng Quỹ bảo hiểm xã hội theo các phương thức sau (sắp xếp theo thứ tự ưu tiên):

– Mua trái phiếu Chính phủ

– Cho Ngân hàng Phát triển Việt Nam, Nân hàng Chính sách xã hội vay theo hình thức mua trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh do các ngân hàng này phát hành

– Cho Ngân sách Nhà nước vay

– Gửi tiền; mua trái phiếu, phiếu kỳ, tín phiếu, chứng chỉ tiền gửi tại các ngân hàng thương mại có chất lượng hoạt động tốt theo xếp loại tín nhiệm của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

– Đầu tư vào các dự án quan trọng theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ

Đặc biệt, việc đầu tư vào 02 là cách để Ngân hàng Phát triển Việt Nam và Ngân hàng Chính sách xã hội mua trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh từ các ngân hàng này và vay dưới hình thức đầu tư vào các dự án. Một điều khoản quan trọng trong Quyết định của Thủ tướng chỉ áp dụng đối với Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp và số tiền đầu tư vào hai hình thức này không được vượt quá 20% số dư của Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp năm trước.

Cơ quan có trách nhiệm quyết định về các hình thức đầu tư, cơ cấu đầu tư của Quỹ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp

Hội đồng quản lý Bảo hiểm xã hội Việt Nam quyết định và chịu trách nhiệm trên cơ sở đề nghị của Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam.

Nguyên tắc đầu tư

Đảm bảo an toàn, hiệu quả, thu hồi được vốn (do đó phải quy định các phương thức đầu tư để tránh rủi ro từ hoạt động đầu tư)

4.2. Quy định sử dụng khoản tiền thu được từ đầu tư để bảo toàn và tăng trưởng Quỹ bảo hiểm xã hội

Khoản tiền thu được từ đầu tư để bảo toàn và tăng trưởng Quỹ bảo hiểm xã hội được coi là nguồn thu của Quỹ bảo hiểm xã hội, và tiếp tục được sử dụng để chi trả chế độ cho người lao động, bảo hiểm y tế cho người lao động và chi phí quản lý Quỹ bảo hiểm xã hội.

Như vậy Luật Nam Sơn đã giải đáp cho các bạn Quy định về sử dụng quỹ bảo hiểm xã hội được quy định trong Luật bảo hiểm xã hội năm 2014

Trong trường hợp quý khách có bất kỳ các vấn đề nào gặp khó khăn đừng ngần ngại liên hệ Luật Nam Sơn để được hỗ trợ trực tiếp bởi các Luật sư HàLuật sư Trung và các Luật sư có kinh nghiệm khác.

Nội dung trên chỉ mang tính chất tham khảo, quý khách hàng có nhu cầu tư vấn chi tiết vui lòng liên hệ:

Điện thoại: 1900.633.246

Gmail: Luatnamson79@gmail.com

 

 

 

 

 

 

1900.633.246 tv.luatnamson@gmail.com Follow on facebook