Quy định về nội dung quản lý Nhà nước về bảo hiểm xã hội năm 2023 (Phần 2)
Căn cứ vào Điều 7 Luật bảo hiểm xã hội số 58/2014/QH13 ngày 20/11/2014, có 07 nội dung quản lý Nhà nước về bảo hiểm xã hội. Sau đây chúng tôi xin trình bày về 04 trong 07 nội dung quản lý Nhà nước về bảo hiểm xã hội.
Mục lục bài viết
4. Tổ chức bộ máy thực hiện bảo hiểm xã hội; đào tạo, tập huấn nguồn nhân lực làm công tác bảo hiểm xã hội
Tổ chức bộ máy thực hiện bảo hiểm xã hội được thực hiện theo cấp như sau:
– Bảo hiểm xã hội cấp huyện (cấp thấp nhất)
– Bảo hiểm xã hội cấp tỉnh (bao gồm: Phòng chế độ bảo hiểm xã hội, phòng cấp sổ, thẻ, phòng giám định bảo hiểm y tế, phòng tổ chức cán bộ, phòng quản lý thu, phòng thanh tra – kiểm tra, phòng công nghệ thông tin, văn phòng, phòng truyền thông và phát triển đối tượng, phòng kế hoạch – tài chính).
– Bảo hiểm xã hội cấp trung ương (bao gồm đơn vị chuyên môn và đơn vị sự nghiệp)
+ Đơn vị chuyên môn gồm: Vụ Tổ chức – cán bộ, Vụ Tài chính – kế toán, Vụ Thanh tra – Kiểm tra, Vụ Kế hoạch – Đầu tư, Vụ Hợp tác quốc tế, Vụ Thi đua khen thưởng, Vụ Kiểm toán nội bộ, Vụ Quản lý đầu tư quỹ, Vụ Pháp chế, Ban Thực hiện chính sách Bảo hiểm xã hội, Ban Quản lý Thu – Sổ, thẻ, Ban Thực hiện chính sách Bảo hiểm y tế, Văn phòng
+ Trung tâm công nghệ thông tin, Trung tâm truyền thông, Trung tâm lưu trữ, giám định bảo hiểm y tế và thanh toán đa tuyến, Trung tâm dịch vụ hỗ trợ, chăm sóc khách hàng, Viện khoa học Bảo hiểm xã hội, Trường đào tạo nghiệp vụ Bảo hiểm xã hội, Tạp chí bảo hiểm xã hội.
Trong đó, trường Đào tạo nghiệp vụ BHXH chịu trách nhiệm đào tạo nhân sự về BHXH. Đồng thời, trong quá trình công tác, Hội đồng BHXH còn có trách nhiệm thường xuyên tạo lập, xây dựng kế hoạch và tổ chức tạo điều kiện cần thiết để những người làm công tác BHXH nâng cao trình độ, kỹ năng nghề nghiệp.
5. Quản lý về thu, chi, bảo toàn, phát triển và cân đối quỹ bảo hiểm xã hội
Quỹ bảo hiểm xã hội được quản lý và kiểm soát bởi công ty bảo hiểm xã hội. Hoạt động thu, chi để duy trì và phát triển bảo hiểm xã hội được phân chia thành nhiệm vụ của các phòng chuyên môn của bảo hiểm xã hội.
Mục đích của hoạt động quản lý này là đảm bảo chênh lệch thu chi an toàn để bảo toàn quỹ bỏa hiểm xã hội đồng thời giảm thiểu trục lợi an sinh xã hội hoặc sai sót trong quản lý.
6. Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về bảo hiểm xã hội; giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về bảo hiểm xã hội
Các cấp bảo hiểm xã hội (trừ bảo hiểm xã hội cấp huyện) đều có bộ phận thanh tra – kiểm tra, bộ phận này không chỉ thanh tra – kiểm tra việc chấp hành pháp luật về bảo hiểm xã hội đối với các cấp quản lý bảo hiểm xã hội mà còn với người sử dụng và người lao động tham gia bảo hiểm xã hội, đồng thời cũng là bộ phận giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về bảo hiểm (trong trường hợp không có dấu hiệu tội phạm).
7. Hợp tác quốc tế về bảo hiểm xã hội
Vụ Hợp tác quốc tế thực hiện các nhiệm vụ liên quan đến hợp tác quốc tế về bảo hiểm xã hội như hợp tác song phương, đa phương với các tổ chức An sinh xã hội trong khu vực và trên thế giới, xây dựng, thực hiện kế hoạch đào tạo các kỹ năng hội nhập quốc tế cho cán bộ của Ngành Bảo hiểm xã hội và hội thảo nghiệp vụ, tham dự các hội nghị quốc tế, nghiên cứu khảo sát, học tập kinh nghiệm trong thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội tại các chương trình này…
Như vậy Luật Nam Sơn đã giải đáp cho các bạn Quy định về nội dung quản lý Nhà nước về bảo hiểm xã hội năm 2023 (Phần 2)
Trong trường hợp quý khách có bất kỳ các vấn đề nào gặp khó khăn đừng ngần ngại liên hệ Luật Nam Sơn để được hỗ trợ trực tiếp bởi các Luật sư Hà, Luật sư Trung và các Luật sư có kinh nghiệm khác.
Nội dung trên chỉ mang tính chất tham khảo, quý khách hàng có nhu cầu tư vấn chi tiết vui lòng liên hệ:
Điện thoại: 1900.633.246
Gmail: Luatnamson79@gmail.com