Quy định về nhiệm vụ và quyền hạn của viện hàn lâm, viện được phép đào tạo trình độ tiến sĩ năm 2023

Khi nào được yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời trong tố tụng hành chính?

Quy định về nhiệm vụ và quyền hạn của viện hàn lâm, viện được phép đào tạo trình độ tiến sĩ

Quy định về nhiệm vụ và quyền hạn của viện hàn lâm, viện được phép đào tạo trình độ tiến sĩ
Căn cứ pháp lý

– Luật Giáo dục đại học số 08/2012/QH13 ngày 18 tháng 6 năm 2012 và Luật số 34/2018/QH14 ngày 19 tháng 11 năm 2018 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học; sau đây gọi chung là Luật Giáo dục đại học.

– Nghị định số 141/2013/NĐ-CP ngày 24 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giáo dục đại học.

– Nghị định số 99/2019/NĐ-CP ngày 30 tháng 12 năm 2019 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học.

– Quyết định số 26/2014/QĐ-TTg ngày 26 tháng 03 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ ban hành quy chế tổ chức và hoạt động của đại học quốc gia và các cơ sở giáo dục đại học thành viên.

– Nghị định số 99/2017/NĐ-CP ngày 18 tháng 8 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam.

– Thông tư 18/2021/TT-BGDĐT ngày 28 tháng 06 năm 2021 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành quy chế tuyển sinh và đào tạo trình độ tiến sĩ.

Quy định về nhiệm vụ và quyền hạn của viện hàn lâm, viện được phép đào tạo trình độ tiến sĩ

Nhiệm vụ và quyền hạn của viện hàn lâm, viện được phép đào tạo trình độ tiến sĩ

Căn cứ vào Điều 30 của Luật Giáo dục đại học thì nhiệm vụ và quyền hạn của viện hàn lâm, viện được phép đào tạo trình độ tiến sĩ được quy định như sau:

Điều 30. Nhiệm vụ và quyền hạn của viện hàn lâm, viện được phép đào tạo trình độ tiến sĩ

Thực hiện các nhiệm vụ và quyền hạn theo quy định về đào tạo trình độ tiến sĩ.

Phải có đơn vị chuyên trách là khoa, phòng hoặc ban để tổ chức và quản lý đào tạo trình độ tiến sĩ.”

Mỗi một viện hàn lâm hay viện do Thủ tướng Chính phủ thành lập lại thực hiện một mục tiêu nghiên cứu các lĩnh vực khoa học và công nghệ khác nhau vì thế mà chức năng của các viện được thành lập ra cũng khác nhau, thực hiện những hoạt động nghiên cứu, phát triển khoa học, công nghệ riêng nhất định trong phạm vi nhiệm vụ và quyền hạn của mình. Ví dụ tại Điều 2 của Nghị định số 99/2017/NĐ-CP ngày 18 tháng 08 năm 2017 đã quy định về nhiệm vụ và quyền hạn của Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam như sau:

Điều 2. Nhiệm vụ và quyền hạn

Về chiến lược, chương trình, quy hoạch, kế hoạch

a) Trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ chiến lược, quy hoạch phát triển, các chương trình, kế hoạch dài hạn, năm năm và hàng năm, các dự án, đề án quan trọng của Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam và tổ chức thực hiện sau khi được phê duyệt.

b) Tham gia thẩm định khoa học các đề án, dự án quan trọng trong lĩnh vực khoa học xã hội theo yêu cầu của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.

c) Quyết định các dự án đầu tư thuộc thẩm quyền của Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam theo quy định của pháp luật.

Nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn về khoa học xã hội:

[…]

Đào tạo trình độ thạc sỹ, tiến sỹ; tham gia đào tạo nguồn nhân lực có trình độ cao trong lĩnh vực khoa học xã hội theo quy định của pháp luật.

Tư vấn các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách, chương trình và dự án phát triển kinh tế – xã hội quan trọng trong phạm vi chức năng được giao theo yêu cầu của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.”

Ngoài ra Viện Hàn lâm còn hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao và theo quy định của pháp luật.

Quy định về nhiệm vụ và quyền hạn của viện hàn lâm, viện được phép đào tạo trình độ tiến sĩ

Thứ nhất, thực hiện các nhiệm vụ và quyền hạn theo quy định về đào tạo trình độ tiến sĩ

– Bước đầu, đào tạo tiến sĩ sẽ theo hình thức chính quy. Nghiên cứu sinh phải dành đủ thời gian học tập, nghiên cứu tại cơ sở giáo dục theo kế hoạch đã được phê duyệt. Hoàn thành đủ 30 tín chỉ trong một năm học được xác định là tập trung toàn thời gian.

– Đào tạo trình độ tiến sĩ thường xuyên được tiến hành tại trụ sở chính hoặc phân hiệu của cơ sở đào tạo được phép hoạt động đào tạo, trừ một số hoạt động nghiên cứu, khảo cứu, thí nghiệm hoặc đào tạo. Đào tạo trực tuyến cũng có thể được tiến hành tắt. Khuôn viên theo quy định của nhà trường.

– Các cơ sở đào tạo thống nhất tổ chức giảng dạy liên kết và cùng nhau công nhận kết quả học tập.

– Cơ sở đào tạo được tổ chức giảng dạy, đánh giá khóa học trực tuyến hoặc kết hợp giữa trực tuyến và trực tiếp với điều kiện phải tuân thủ các quy định hiện hành về sử dụng công nghệ thông tin trong quản lý và tổ chức đào tạo.

Có giải pháp đảm bảo chất lượng của các lớp học này không thấp hơn so với các lớp học trực tiếp.

– Về việc đánh giá và đánh giá các học phần trong khóa học tiến sĩ, áp dụng các quy định về đánh giá và đánh giá các học phần trong quy chế của trường đại học.

– Quy chế của cơ sở đào tạo quy định chi tiết các hoạt động học tập, nghiên cứu của nghiên cứu sinh; thời gian, địa điểm, phương thức tổ chức đào tạo; cách đánh giá, tính điểm học phần và những quy định liên quan khác trong tổ chức hoạt động đào tạo trình độ tiến sĩ của cơ sở đào tạo.

Thứ hai, phải có đơn vị chuyên trách là khoa, phòng hoặc ban để tổ chức và quản lý đào tạo trình độ tiến sĩ

– Tổ chức bộ máy của Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam được quy định như sau:

Điều 2. Nhiệm vụ và quyền hạn

Về tổ chức bộ máy

a) Phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ trình Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập mới, tổ chức lại, giải thể, đổi tên các tổ chức, đơn vị trực thuộc Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam theo quy định của pháp luật.

b) Quản lý về tổ chức, bộ máy, biên chế công chức, số lượng người làm việc, vị trí việc làm, cơ cấu công chức, viên chức theo ngạch, chức danh nghề nghiệp; quyết định luân chuyển, điều động, bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật; chế độ, chính sách, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức và người lao động thuộc thẩm quyền theo quy định của pháp luật.”

– Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam là cơ quan thuộc Chính phủ, thực hiện chức năng nghiên cứu cơ bản về khoa học tự nhiên và phát triển công nghệ; cung cấp luận cứ khoa học cho công tác quản lý khoa học, công nghệ và xây dựng chính sách, chiến lược, quy hoạch phát triển kinh tế, xã hội; đào tạo nhân lực khoa học, công nghệ có trình độ cao theo quy định của pháp luật.

Đối với Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam thì lại có các đơn vị chuyên môn giúp việc chủ tịch viện ví dụ như là: Ban Tổ chức – Cán bộ, Ban Kế hoạch – Tài chính, Ban Ứng dụng và triển khai công nghệ,… và các viện nghiên cứu như là Viện Toán học, Viện Vật lý, Viện Hóa học,…

Như vậy Luật Nam Sơn đã giải đáp cho các bạn Quy định về nhiệm vụ và quyền hạn của viện hàn lâm, viện được phép đào tạo trình độ tiến sĩ

Trong trường hợp quý khách có bất kỳ các vấn đề nào gặp khó khăn đừng ngần ngại liên hệ Luật Nam Sơn để được hỗ trợ trực tiếp bởi các Luật sư HàLuật sư Trung và các Luật sư có kinh nghiệm khác.

Nội dung trên chỉ mang tính chất tham khảo, quý khách hàng có nhu cầu tư vấn chi tiết vui lòng liên hệ:

Điện thoại: 1900.633.246

Gmail: Luatnamson79@gmail.com

 

1900.633.246 tv.luatnamson@gmail.com Follow on facebook