Quy định về nguyên tắc giao kế hoạch và sử dụng kinh phí hỗ trợ phòng ngừa, chia sẻ rủi ro về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
Giải quyết hưởng trợ cấp dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau tai nạn, bệnh nghề nghiệp của người lao động theo trình tự nhất định.
– Địa phương chủ động xây dựng, đề xuất kế hoạch hỗ trợ
Trên địa bàn mỗi địa phương có số lượng người sử dụng lao động (doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ gia đình,…) khác nhau cũng như số lượng người lao động của người sử dụng lao động khác nhau, nên địa phương chủ động xây dựng, đề xuất kế hoạch hỗ trợ kinh phí phòng ngừa, chia sẻ rủi ro về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
– Ưu tiên bố trí kinh phí để hỗ trợ khám bệnh, chữa bệnh nghề nghiệp, phục hồi chức năng lao động, hoạt động điều tra tai nạn lao động và hoạt động phòng ngừa cho những ngành, lĩnh vực có nguy cơ về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo hướng dẫn hằng năm của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội
1. Lập danh sách người hưởng chế độ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp mà sức khỏe chưa phục hồi
Chủ thể lập danh sách người hưởng chế độ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp mà sức khỏe chưa phục hồi
Người sử dụng lao động (do tại nơi sử dụng lao động có thể có nhiều người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp mà sức khỏe chưa phục hồi cần được trợ cấp dưỡng sức, phục hồi sức khỏe)
Nội dung và hình thức danh sách người hưởng chế độ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp mà sức khỏe chưa phục hồi
– Hình thức: Bản cứng
– Nội dung danh sách hưởng chế độ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp mà sức khỏe chưa phục hồi: Số người hưởng chế độ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp chưa phục hồi; giới tính, bệnh nghề nghiệp, mức trợ cấp.
– Nơi nộp danh sách người hưởng chế độ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp mà sức khỏe chưa phục hồi: Cơ quan Bảo hiểm xã hội địa phương nơi cơ sở sử dụng lao động
Thời hạn nộp danh sách người hưởng chế độ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp mà sức khỏe chưa phục hồi
Người sử dụng lao động gửi danh sách người đã hưởng chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp mà chưa khỏi bệnh cho cơ quan bảo hiểm xã hội trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày xác định được người lao động cơ sở chăm sóc).
2. Quy định cơ quan bảo hiểm xã hội giải quyết chế độ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe
Căn cứ vào Khoản 2 Điều 60 Luật an toàn, vệ sinh lao động số 84/2015/QH13 ngày 25/06/2015, trong thời hạn 10 ngày, kể từ khi nhận được danh sách, cơ quan bảo hiểm xã hội có trách nhiệm giải quyết chế độ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe cho người lao động và chi trả theo phương thức sau:
– Chuyển tiền cho đơn vị sử dụng lao động: Thông qua chuyển khoản hoặc người sử dụng lao động trực tiếp nhận tiền trợ cấp tại cơ quan Bảo hiểm xã hội
– Người sử dụng lao động phân bổ tiền trợ cấp cho người sử dụng lao động
Nếu cơ quan Bảo hiểm xã hội không giải quyết trợ cấp dưỡng sức, phục hồi sức khỏe thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
3. Thời hạn chi trả tiền trợ cấp cho người lao động của người sử dụng lao động
Căn cứ vào Khoản 3 Điều 60 Luật an toàn, vệ sinh lao động số 84/2015/QH13 ngày 25/06/2015, trong thời hạn 05 ngày kể từ ngày nhận tiền do cơ quan Bảo hiểm xã hội chuyển đến, người sử dụng lao động có trách nhiệm chi trả tiền trợ cấp cho người lao động.
Quá thời gian chi trả cho người lao động mà người sử dụng lao động không thực hiện mà gây thiệt hại cho người lao động thì người sử dụng lao động phải bồi thường cho người lao động.
Như vậy Luật Nam Sơn đã giải đáp cho các bạn Quy định về nguyên tắc giao kế hoạch và sử dụng kinh phí hỗ trợ phòng ngừa, chia sẻ rủi ro về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
Trong trường hợp quý khách có bất kỳ các vấn đề nào gặp khó khăn đừng ngần ngại liên hệ Luật Nam Sơn để được hỗ trợ trực tiếp bởi các Luật sư Hà, Luật sư Trung và các Luật sư có kinh nghiệm khác.
Nội dung trên chỉ mang tính chất tham khảo, quý khách hàng có nhu cầu tư vấn chi tiết vui lòng liên hệ:
Điện thoại: 1900.633.246
Gmail: Luatnamson79@gmail.com