Quy định về người lao động đang hưởng trợ cấp thất nghiệp được hưởng bảo hiểm y tế
Mục lục bài viết
1. Mức hưởng trợ cấp thất nghiệp
Căn cứ vào Khoản 1 Điều 50 Luật Việc làm số 38/2013/QH13 ngày 16/11/2013:
“Điều 50. Mức, thời gian, thời điểm hưởng trợ cấp thất nghiệp
- Mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng bằng 60% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp của 06 tháng liền kề trước khi thất nghiệp nhưng tối đa không quá 05 lần mức lương cơ sở đối với người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định hoặc không quá 05 lần mức lương tối thiểu vùng theo quy định của Bộ luật lao động đối với người lao động đóng bảo hiểm thất nghiệp theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định tại thời điểm chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc.”
Theo đó, công thức tính mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng của người lao động là:
Mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng = 60% x Mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp của 06 tháng liền kề trước khi thất nghiệp
Trong đó:
1.1. Mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp
Ta có công thức sau:
Mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp = (Tiền lương đóng bảo hiểm thất nghiệp của tháng liền kề trước khi thất nghiệp + … + Tiền lương đóng bảo hiểm thất nghiệp của tháng thứ 06 trước khi thất nghiệp) /06
Tiền lương đóng bảo hiểm thất nghiệp bao gồm tiền lương theo công việc, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác, đây không phải khoản tiền thực tế mà người lao động nhận được sau khi trừ đi tiền đóng bảo hiểm thất nghiệp và tiền thuế thu nhập cá nhân mà là khoản tiền lương được xác định để đóng bảo hiểm thất nghiệp (đối với cả người lao động và người sử dụng lao động)
1.2. Mức hưởng trợ cấp thất nghiệp
– Đối với người lao động làm việc theo chế độ tiền lương do Nhà nước quy định: Mức hưởng trợ cấp thất nghiệp của người lao động không quá 05 lần mức lương cơ sở. (Chú ý: Mức lương cơ sở hiện nay là 1.490.000 Đồng)
– Đối với người lao động làm việc theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định: Mức hưởng trợ cấp thất nghiệp của người lao động không quá 05 lần mức lương tối thiểu vùng. Mà theo Nghị định số 90/2019/NĐ-CP ngày 15/11/2019 của Chính phủ, hiện nay có 4 mức lương tối thiểu vùng tương ứng với 4 vùng:
+ Vùng I: 4.420.000 Đồng/tháng
+ Vùng II: 3.920.000 Đồng/tháng
+ Vùng III: 3.430.000 Đồng/tháng
+ Vùng IV: 3.070.000 Đồng/tháng
2. Cấp thẻ bảo hiểm y tế trong thời gian người lao động hưởng trợ cấp thất nghiệp
Theo Điều 51 Luật Việc làm số 38/2013/QH13 ngày 16/11/2013, người đang hưởng trợ cấp thất nghiệp được hưởng chế độ bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật. Theo đó:
– Việc cấp thẻ bảo hiểm y tế cho người đang hưởng trợ cấp thất nghiệp là hoạt động phải được thực hiện đối với nhóm đối tượng này
– Căn cứ vào quyết định về việc hưởng trợ cấp thất nghiệp (sau khi người lao động nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp lên trung tâm dịch vụ việc làm và được chấp thuận), cơ quan bảo hiểm xã hội tiến hành cấp thẻ bảo hiểm y tế cho người lao động
– Người lao động không phải đóng bất kỳ khoản phí nào để được hưởng chế độ bảo hiểm y tế khi đang hưởng trợ cấp thất nghiệp
– Trong trường hợp người lao động chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp, trung tâm dịch vụ việc làm nơi tiếp nhận hồ sơ của người lao động gửi văn bản đề nghị đến cơ quan Bảo hiểm xã hội cấp tỉnh nơi người lao động chuyển đến để cơ quan Bảo hiểm xã hội tiến hành cấp lại thẻ bảo hiểm y tế cho người lao động
Có thể nói, khi người lao động được hưởng trợ cấp thất nghiệp thì luôn đi kèm với việc được cấp thẻ bảo hiểm y tế, kể cả trong trường hợp người lao động chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp.
3. Quy định thu hồi thẻ bảo hiểm y tế đối với người chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp
Căn cứ vào Điều 23 Nghị định số 28/2015/NĐ-CP ngày 12/03/2015 của Chính phủ, Khoản 11 Điều 1 Nghị định số 61/2020/NĐ-CP ngày 29/05/2020 của Chính phủ:
– Người lao động đang hưởng trợ cấp thất nghiệp mà chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp thì không được tiếp tục hưởng bảo hiểm y tế theo diện người hưởng trợ cấp thất nghiệp nữa (tức chấm dứt hưởng bảo hiểm y tế khi chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp)
– Người lao động phải trả lại thẻ bảo hiểm y tế cho cơ quan bảo hiểm xã hội nơi cấp bảo hiểm y tế cho người lao động (theo hướng dẫn của Bảo hiểm xã hội Việt Nam)
Nếu người lao động muốn tiếp tục tham gia bảo hiểm y tế, người lao động làm hồ sơ xin cấp thẻ bảo hiểm y tế và đóng bảo hiểm y tế để được cấp thẻ bảo hiểm y tế mới.
Ví dụ, người lao động được hưởng bảo hiểm y tế trong thời gian họ đủ điều kiện nhận trợ cấp thất nghiệp. Bảo hiểm y tế này chỉ áp dụng cho những người nhận trợ cấp thất nghiệp. Vì vậy, người lao động không còn đủ điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp muốn tiếp tục tham gia bảo hiểm y tế nhưng để được hưởng trợ cấp thì phải đóng bảo hiểm y tế và được cấp thẻ bảo hiểm y tế mới.
Như vậy Luật Nam Sơn đã giải đáp cho các bạn Quy định về người lao động đang hưởng trợ cấp thất nghiệp được hưởng bảo hiểm y tế
Trong trường hợp quý khách có bất kỳ các vấn đề nào gặp khó khăn đừng ngần ngại liên hệ Luật Nam Sơn để được hỗ trợ trực tiếp bởi các Luật sư Hà, Luật sư Trung và các Luật sư có kinh nghiệm khác.
Nội dung trên chỉ mang tính chất tham khảo, quý khách hàng có nhu cầu tư vấn chi tiết vui lòng liên hệ:
Điện thoại: 1900.633.246
Gmail: Luatnamson79@gmail.com