Quy định về mức hưởng chế độ ốm đau
Mục lục bài viết
2. Hưởng tiếp chế độ ốm đau sau 180 ngày
2.1. Đối với người lao động người lao động làm việc theo hợp đồng lao động, cán bộ, công chức, viên chức, công nhân quốc phòng, công nhân công an, người làm công tác cơ yếu khác, người quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã có hưởng lương
Sau 180 ngày, người lao động được hưởng tiếp chế độ ốm đau nhưng với mức thấp hơn so với mức được hưởng trong 180 ngày. Theo Khoản 2 Điều 28 Luật bảo hiểm xã hội số 58/2014/QH13 ngày 20/11/2014, mức hưởng trong giai đoạn này được quy định như sau:
– Bằng 65% mức tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc nếu đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 30 năm trở lên
– Bằng 55% mức tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc nếu đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 15 năm đến dưới 30 năm
– Bằng 50% mức tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc nếu đã đóng bảo hiểm xã hội dưới 15 năm
2.2. Đối với người lao động nghỉ việc do mắc bệnh thuộc danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày
Tương tự như các trường hợp nghỉ ốm đau khác, người lao động thuộc nhóm này được hưởng chế độ ốm đau sau 180 như sau:
– Bằng 65% nếu người lao động đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 30 năm trở lên;
– Bằng 55% nếu người lao động đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 15 năm đến dưới 30 năm;
– Bằng 50% nếu người lao động đã đóng bảo hiểm xã hội dưới 15 năm.
Từ quy định của Khoản 2 Điều 6 Thông tư số 59/2015/TT-BLĐTBXH ngày 29/12/2015 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, ta có công thức như sau:
Mức hưởng chế độ ốm đau đối với bệnh cần chữa trị dài ngày = Tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc x Tỷ lệ hưởng chế độ ốm đau (%) x Số tháng nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau
Trong đó:
– Tiền lương phải đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ hưu: Tạm dừng thời giờ làm việc đối với người lao động mới vào công ty hoặc người lao động đã đóng bảo hiểm xã hội trước đó. Nếu bạn nghỉ việc hưởng bảo hiểm y tế trong tháng đầu tiên kể từ khi trở lại làm việc thì tiền lương của bạn sẽ được tính trên cơ sở mức đóng bảo hiểm xã hội của tháng nghỉ việc.
– Tỷ lệ hưởng chế độ ốm đau: 65%; 55%; 50%
– Số tháng nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau: Tình từ ngày người lao động bắt đầu nghỉ đến ngày liền kề của tháng liền kề
3. Trường hợp người lao động do mắc bệnh thuộc danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày nhưng có ngày nghỉ ngày lẻ so với tháng
Như đã nêu trên, công thức tính mức hưởng chế độ ốm đau đối với người lao động mắc bệnh thuộc danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày như sau:
Mức hưởng chế độ ốm đau đối với bệnh cần chữa trị dài ngày = Tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc x Tỷ lệ hưởng chế độ ốm đau (%) x Số tháng nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau
Nhưng thông thường, người lao động không nghỉ tròn tháng, mà thường nghỉ lẻ ngày.
Tháng nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau được tính từ ngày đầu nghỉ việc được hưởng chế độ đau ốm của tháng đó đến ngày trước liền kề của tháng sau liền kề (ví dụ: ngày 20/06 đến ngày 19/07 được tính là 01 tháng).
Trường hợp có ngày lẻ không trọn tháng thì mức hưởng chế độ ốm đau của những ngày lẻ không trọ tháng được tính theo công thức được quy định tại Khoản 2 Điều 1 Thông tư số 06/2021/TT-BLĐTBXH ngày 07/07/2021 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội:
Mức hưởng chế độ ốm đau đối với bệnh cần chữa trị dài ngày của ngày lẻ không trọn tháng = (Tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc/ 24 ngày) x Tỷ lệ hưởng chế độ ốm đau x Số ngày nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau
Trong đó:
– Tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kê trước khi nghỉ việc: Trong trường hợp người lao động mới làm việc hoặc mới quay lại làm việc trong tháng do nghỉ hưởng chế độ ốm đau thì tính bằng tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của chính tháng người lao động nghỉ.
– Tỉ lệ hưởng chế độ ốm đau như các phần trước đã trình bày
– Số ngày nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau không bao gồm ngày nghỉ hằng tuần, ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết.
Suy ra: Nếu người lao động nghỉ quá các tháng tròn và có các ngày nghỉ lẻ thì chế độ đau ốm trong các tháng tròn được tính riêng và chế độ đau ốm của các ngày nghỉ lẻ được tính riêng.
Thông tư số 06/2021/TT-BLĐTBXH ngày 07/07/2021 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội
4. Mức tiền lương là căn cứ xác định chế độ đau ốm trong trường hợp người lao động bị ốm đau, tai nạn không phải tai nạn lao động hoặc nghỉ việc hưởng chế độ khi con ốm đau ngay trong tháng đầu thuộc diện tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc
Căn cứ vào Khoản 3 Điều 6 Thông tư số 59/2015/TT-BLĐTBXH ngày 29/12/2015 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội và Khoản 3 Điều 2 Thông tư số 06/2021/TT-BLĐTBXH ngày 07/07/2021 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, trong trường hợp này người lao động nghỉ việc từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì mức hưởng chế độ đau ốm được tính trên tiền lương tháng làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội của chính tháng đó.
Cụ thể là người lao động tham gia bảo hiểm y tế bắt buộc, bảo hiểm thai sản, người lao động bị ốm đau, tai nạn lao động hoặc phải nghỉ việc để chăm sóc con ốm đau dưới 7 tuổi… Điều này áp dụng cho những người lao động không thuộc đối tượng.
Nếu bạn nghỉ việc trên 14 ngày làm việc (kể cả những ngày làm việc không hưởng lương) trong tháng thì mức hưởng chế độ ốm đau của bạn sẽ được tính trên tiền lương đóng BHXH của tháng liền kề trước thời gian nghỉ việc. Trường hợp người lao động nghỉ ốm đau vào tháng tiếp theo thì tiền lương hưởng chế độ ốm đau được tính trên mức tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của tháng trước khi nghỉ việc.
Như vậy Luật Nam Sơn đã giải đáp cho các bạn Quy định về mức hưởng chế độ ốm đau
Trong trường hợp quý khách có bất kỳ các vấn đề nào gặp khó khăn đừng ngần ngại liên hệ Luật Nam Sơn để được hỗ trợ trực tiếp bởi các Luật sư Hà, Luật sư Trung và các Luật sư có kinh nghiệm khác.
Nội dung trên chỉ mang tính chất tham khảo, quý khách hàng có nhu cầu tư vấn chi tiết vui lòng liên hệ:
Điện thoại: 1900.633.246
Gmail: Luatnamson79@gmail.com