Quy định về mức hỗ trợ tiền đóng hằng tháng, 03 tháng, 06 tháng, 12 tháng một lần của Nhà nước đối với người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện năm 2023

Các trường hợp không bắt buộc sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã

Quy định về mức hỗ trợ tiền đóng hằng tháng, 03 tháng, 06 tháng, 12 tháng một lần của Nhà nước đối với người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện

Quy định về mức hỗ trợ tiền đóng hằng tháng, 03 tháng, 06 tháng, 12 tháng một lần của Nhà nước đối với người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện
Người được bảo hiểm có thể được nhà nước hỗ trợ đóng bảo hiểm xã hội trong một số trường hợp nhất định. Vậy, người tham gia bảo hiểm xã hội phải đáp ứng những điều kiện gì để được hưởng trợ cấp xã hội của nhà nước?

1. Tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện

Chỉ những người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện mới được đóng bảo hiểm xã hội nhà nước, vì người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc được người sử dụng lao động đóng bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật. Tỷ lệ phần trăm được quy định bởi pháp luật về bảo hiểm xã hội, trong khi nếu không có trợ cấp xã hội của nhà nước thì người tham gia bảo hiểm xã hội phải tự mình đóng toàn bộ bảo hiểm xã hội. Đây được coi là nhược điểm mà người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc không gặp phải.

Quy định về mức hỗ trợ tiền đóng hằng tháng, 03 tháng, 06 tháng, 12 tháng một lần của Nhà nước đối với người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện

2. Tỷ lệ hỗ trợ

Căn cứ vào Khoản 1.1 Điều 12 Quyết định số 595/QĐ-BHXH ngày 14/04/2017 của Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam, tùy vào đối tượng hỗ trợ thì tỷ lệ phần trăm hỗ trợ trên mức đóng bảo hiểm xã hội hằng tháng tại nông thôn khác nhau:

– Bằng 30% đối với người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện thuộc hộ nghèo

– Bằng 25% đối với người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện thuộc hộ cận nghèo

– Bằng 10% đối với các đối tượng khác (không thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo tại nông thôn)

3. Mức hỗ trợ tiền đóng hằng tháng

Căn cứ vào điểm a Khoản 1.2 Điều 12 Quyết định số 595/QĐ-BHXH ngày 14/04/2017 của Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam, mức hỗ trợ hằng tháng là:

Mức hỗ trợ = Tỷ lệ hỗ trợ x 22% x Mức chuẩn hộ nghèo của khu vực nông thôn

Trong đó:

– Tỷ lệ hỗ trợ là tỷ lệ được xác định dựa trên đối tượng thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo hoặc đối tượng khác (30%, 25%, 10%)

– Mức chuẩn hộ nghèo của khu vực nông thôn là mức chuẩn hộ nghèo do Thủ tướng Chính phủ quy định tại thời điểm đóng (đồng/tháng)

Quy định về mức hỗ trợ tiền đóng hằng tháng, 03 tháng, 06 tháng, 12 tháng một lần của Nhà nước đối với người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện

4. Quy định mức đóng hỗ trợ tiền đóng đối với người tham gia bảo hiểm xã hội theo phương thức đóng 03 tháng một lần, 06 tháng một lần, 12 tháng một lần hoặc một lần cho nhiều năm về sau

Căn cứ vào điểm b Khoản 1.2 Điều 12 Quyết định số 595/QĐ-BHXH ngày 14/04/2017 của Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam, mức đóng hỗ trợ tiền đóng đối với người tham gia bảo hiểm xã hội theo phương thức đóng 03 tháng một lần, 06 tháng một lần, 12 tháng một lần hoặc một lần cho nhiều năm về sau được xác định như sau:

Mức hỗ trợ = Số tháng được hỗ trợ x Tỷ lệ hỗ trợ x 22% x Mức chuẩn hộ nghèo của khu vực nông thôn

Trong đó:

– Số tháng được hỗ trợ tương ứng với các phương thức đóng 3 tháng, 6 tháng, 12 tháng một lần hoặc một lần cho nhiều năm về sau

– Tỷ lệ hỗ trợ là tỷ lệ được xác định dựa trên đối tượng thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo hoặc đối tượng khác (30%, 25%, 10%)

– Mức chuẩn hộ nghèo của khu vực nông thôn là mức chuẩn hộ nghèo do Thủ tướng Chính phủ quy định tại thời điểm đóng (đồng/tháng)

Quyết định số 595/QĐ-BHXH ngày 14/04/2017 của Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam cũng có ví dụ minh họa cho trường hợp này:

Ví dụ 11: Bà H thuộc hộ cận nghèo, tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện từ tháng 6/2018 với mức thu nhập tháng được chọn là 800.000 đồng/tháng, phương thức đóng 12 tháng một lần. Giả sử chuẩn nghèo khu vực nông thôn vào tháng 6 năm 2018 là 700.000 đồng/tháng. Mức đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện của ông H từ tháng 6/2018 đến tháng 5/2019 là: 1.650.000 đồng [(22% x 800.000 đồng/tháng – 25% x 22% x 700.000 đồng/tháng) x 12 tháng].

– Từ tháng 1/2019, bà H không còn là hộ nghèo và cận nghèo.

– Từ tháng 6/2019, bà H chuyển sang phương thức đóng hàng tháng, vẫn với mức thu nhập tháng được lựa chọn là 800.000 đồng/tháng (giả sử chuẩn nghèo nông thôn tháng 6/2019 vẫn là 700.000 đồng/tháng). Mức đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện hàng tháng của H từ tháng 6/2019 sẽ là: 160.600 đồng/tháng (22% x 800.000 đồng/tháng – 10% x 22% x 700.000 đồng/tháng).

– Trường hợp bà H tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện liên tục từ tháng 6/2018 đến hết tháng 5/2028 thì thời hạn ngừng hỗ trợ tài chính cho bà H từ tháng 6/2028.

Như vậy Luật Nam Sơn đã giải đáp cho các bạn Quy định về mức hỗ trợ tiền đóng hằng tháng, 03 tháng, 06 tháng, 12 tháng một lần của Nhà nước đối với người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện

Trong trường hợp quý khách có bất kỳ các vấn đề nào gặp khó khăn đừng ngần ngại liên hệ Luật Nam Sơn để được hỗ trợ trực tiếp bởi các Luật sư HàLuật sư Trung và các Luật sư có kinh nghiệm khác.

Nội dung trên chỉ mang tính chất tham khảo, quý khách hàng có nhu cầu tư vấn chi tiết vui lòng liên hệ:

Điện thoại: 1900.633.246

Gmail: Luatnamson79@gmail.com

 

 

 

 

 

 

1900.633.246 tv.luatnamson@gmail.com Follow on facebook