Quy định về mức hỗ trợ học nghề đối với người lao động thất nghiệp
Hỗ trợ học nghề là một trong các chế độ bảo hiểm thất nghiệp mà người lao động có thể được hưởng khi tham gia đóng bảo hiểm thất nghiệp. Theo đó, người lao động được hỗ trợ học nghề theo hình thức hỗ trợ một phần hoặc toàn bộ tiền học phí học nghề. Vậy, mức hỗ trợ học nghề đối với người lao động thất nghiệp như thế nào? Sau đây chúng tôi xin trình bày về vấn đề này.
Mục lục bài viết
1. Quyền lợi người lao động được hưởng
Người lao động thỏa mãn đầy đủ các điều kiện hỗ trợ học nghề được hỗ trợ học nghề như sau:
– Số lần hỗ trợ: 01 lần
– Địa điểm hỗ trợ dạy nghề: cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ sở giáo dục đại học đăng ký hoạt động dạy nghề trình độ cao đẳng, công ty có khả năng thực hiện hoạt động dạy nghề (gọi chung là cơ sở dạy nghề dạy nghề)
– Phương thức hỗ trợ: Hỗ trợ tài chính cho hoạt động dạy nghề thông qua các cơ sở đào tạo. Nói cách khác, người lao động không được trực tiếp cấp kinh phí cho việc học nghề nhưng cơ sở đào tạo được cấp kinh phí để thực hiện các hoạt động đào tạo, dạy nghề cho người lao động, nhằm bảo đảm người lao động không sử dụng tiền viện trợ vào mục đích khác hơn là đào tạo nghề.
2. Mức hỗ trợ học nghề
2.1. Mức hỗ trợ chung
Mức hỗ trợ học nghề phụ thuộc vào thời gian người lao động học nghề. Theo Khoản 1 Điều 3 Quyết định số 17/2021/QĐ-TTg ngày 31/03/2021 của Thủ tướng Chính phủ, mức hỗ trợ học nghề được xác định như sau:
Đối với người tham gia khóa đào tạo nghề đến 03 tháng:
Mức hỗ trợ tính theo mức thu học phí của cơ sở đào tạo nghề nghiệp và thời gian học nghề thực tế.
Mức tối đa: 4.500.000 Đồng/người/khóa
Ví dụ: Chi phí đào tạo nghiệp vụ 02 tháng cho người lao động là 10.000.000 đồng, tương đương 5.000.000 đồng/tháng. Theo đó, người lao động được hỗ trợ tháng đầu tiên là 4.500.000 đồng, tháng thứ 2 cũng là 4.500.000 đồng nhưng không được hỗ trợ toàn bộ học phí.
Đối với người tham gia khóa đào tạo nghề trên 03 tháng:
Mức hỗ trợ tính theo tháng, mức thu học phí và thời gian học nghề thực tế.
Mức tối đa: 1.500.000 Đồng/người/khóa
Ví dụ người lao động được đào tạo nghề trong 04 tháng, với mức học phí 3.000.000 Đồng/tháng. Suy ra mỗi tháng người lao động được hỗ trợ 1.500.000 Đồng, tổng được hỗ trợ 6.000.000 Đồng.
2.2. Mức hưởng hỗ trợ với các tháng lẻ
Theo Khoản 1 Điều 3 Quyết định số 17/2021/QĐ-TTg ngày 31/03/2021 của Thủ tướng Chính phủ, người lao động tham gia đào tạo nghề có những ngày lẻ không đủ tháng thì số ngày lẻ này được tính theo nguyên tắc:
– Từ 14 ngày trở xuống tính là ½ tháng
– Từ 15 ngày trở lên tính là 01 tháng
Ví dụ:
Người lao động tham gia học nghề tại cơ sở dạy nghề với thời gian 3 tháng 10 ngày, trợ cấp học nghề của người lao động ở mức 3,5 tháng.
Người lao động tham gia học nghề tại cơ sở dạy nghề với thời gian 3 tháng 18 ngày và được hưởng trợ cấp học nghề là 4 tháng.
3. Quy định trách nhiệm của cơ sở đào tạo nghề nghiệp liên quan đến mức hỗ trợ học nghề
Cơ sở đào tạo nghề nghiệp là nơi tiếp nhận tiền hỗ trợ học nghề của người lao động, do vậy, để đảm bảo minh bạch, các cơ sở đào tạo nghề nghiệp này phải có trách nhiệm:
– Hằng tháng lấy chữ ký của người lao động tham gia học nghề (xác minh người lao động có tham gia học nghề trong thời gian tương ứng hưởng hỗ trợ học nghề)
– Hằng tháng, thực hiện thủ tục thanh, quyết toán chi phí hỗ trợ học nghề của người lao động (để cơ quan bảo hiểm xã hội tiến hành cấp tiền hỗ trợ)
Như vậy Luật Nam Sơn đã giải đáp cho các bạn Quy định về mức hỗ trợ học nghề đối với người lao động thất nghiệp năm 2023. Do đó giúp quý vị hiểu rõ hơn về Quy định về mức hỗ trợ học nghề đối với người lao động thất nghiệp
Trong trường hợp quý khách có bất kỳ các vấn đề nào gặp khó khăn đừng ngần ngại liên hệ Luật Nam Sơn để được hỗ trợ trực tiếp bởi các Luật sư Hà, Luật sư Trung và các Luật sư có kinh nghiệm khác.
Nội dung trên chỉ mang tính chất tham khảo, quý khách hàng có nhu cầu tư vấn chi tiết vui lòng liên hệ:
Điện thoại: 1900.633.246
Gmail: Luatnamson79@gmail.com