Quy định về mức đóng và phương thức đóng của người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc
Mục lục bài viết
2. Đối với người lao động làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng lao động quy định tại Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng
Người lao động thuộc trường hợp này không được hưởng hết các chế độ của bảo hiểm xã hội bắt buộc, do đó người lao động chỉ đóng vảo Quỹ hưu trí và tử tuất.
2.1. Mức đóng hàng tháng vào Quỹ hưu trí và tử tuất:
– Đối với người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc trước khi ra nước ngoài: 22% mức tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của người lao động trước khi làm việc ở nước ngoài. Tức là:
Mức đóng vào Quỹ hưu trí và tử tuất = 22% x Mức tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội trước khi làm việc ở nước ngoài
Trong đó, mức tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội trước khi làm việc ở nước ngoài là mức tiền lương đóng bảo hiểm của người lao động ngay trước tháng ra nước ngoài theo hợp đồng đưa người lao động ra nước ngoài.
– Đối với người lao động chưa tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc hoặc đã tham gia bảo hiểm xã hội nhưng hưởng bảo hiểm xã hội một lần trước khi ra nước ngoài: bằng 22% của 02 lần mức lương cơ sở. Tức:
Mức đóng vào Quỹ hưu trí và tử tuất = 22% x 02 x Mức lương cơ sở
Lưu ý: Mức lương cơ sở hiện tại là 1.490.000 Đồng
2.2. Phương thức đóng bảo hiểm xã hội vào Quỹ hưu trí và tử tuất
Căn cứ vào Điểm b Khoản 2 Điều 85 Luật bảo hiểm xã hội số 58/2014/QH13 ngày 20/11/2014, phương thức đóng bảo hiểm xã hội đối với người lao động đi ra nước ngoài làm việc theo hợp đồng lao động có thể được thực hiện là:
– Đóng bảo hiểm xã hội 03 tháng một lần
– Đóng bảo hiểm xã hội 06 tháng một lần
– Đóng bảo hiểm xã hội 12 tháng một lần
– Đóng bảo hiểm xã hội trước một lần theo thời hạn ghi trong hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài
Nếu người lao động được tham gia hợp đồng hoặc ký hợp đồng lao động mới quay tại nước tiếp nhận lao động thì thực hiện đóng bảo hiểm xã hội theo phương thức trên hoặc truy nộp cho cơ quan bảo hiểm xã hội khi về nước.
2.3. Chủ thể tiếp nhận đóng bảo hiểm xã hội
Cũng theo Điểm b Khoản 2 Điều 85 Luật bảo hiểm xã hội số 58/2014/QH13 ngày 20/11/2014, người lao động có thể:
– Đóng trực tiếp tại cơ sở bảo hiểm xã hội nơi cư trú của người lao động khi làm việc ở nước ngoài
– Đóng qua doanh nghiệp, tổ chức sự nghiệp đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài: Trong trường hợp này, doanh nghiệp, tổ chức sự nghiệp đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài có trách nhiệm thu, nộp bảo hiểm xã hội cho người lao động và đăng ký phương thức đóng cho cơ quan bảo hiểm xã hội.

3. Các vấn đề cần chú ý về đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc
3.1. Thời gian không làm việc và không hưởng tiền lương từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng
Theo Khoản 3 Điều 85 Luật bảo hiểm xã hội số 58/2014/QH13 ngày 20/11/2014, người lao động không làm việc và không hưởng tiền lương từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì không đóng bảo hiểm tháng đó. Thời gian này cũng không được tính để hưởng bảo hiểm, trừ trường hợp nghỉ việc hưởng chế độ thai sản (tuy nhiên trường hợp nghỉ việc hưởng chế độ thai sản, trên thực tế người lao động lẫn người sử dụng lao động đều không phải đóng bảo hiểm xã hội mà vẫn được tính vào thời gian đóng bảo hiểm xã hội).
Suy ra, nếu giả sử tháng trước khi người lao động ra nước ngoài là tháng mà người lao động nghỉ quá 14 ngày thì tháng trước nữa được tính là tháng đóng bảo hiểm xã hội trước khi ra nước ngoài để tính mức đóng bảo hiểm xã hội.
3.2. Trường hợp người lao động giao kết nhiều hợp đồng lao động với nhiều người sử dụng lao động
Căn cứ vào Khoản 4 Điều 85 Luật bảo hiểm xã hội số 58/2014/QH13 ngày 20/11/2014, người lao động thuộc diện đóng bảo hiểm xã hội (theo phần 1) mà giao kết nhiều hợp đồng lao động với nhiều người sử dụng lao động thì chỉ đóng bảo hiểm xã hội với mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc hằng tháng bằng 8% mức tiền lương tháng cho lần giao kết hợp đồng đầu tiên.
3.3. Trường hợp người lao động hưởng tiền lương theo sản phẩm
Căn cứ vàoKhoản 5 Điều 85 Luật bảo hiểm xã hội số 58/2014/QH13 ngày 20/11/2014, người lao động hưởng tiền lương theo sản phẩm, theo khoán tại các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể, tổ hợp tác hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp thì mức đóng bảo hiểm xã hội hằng tháng bằng 8% mức tiền lương tháng.
Phương thức đóng cho trường hợp này có thể là:
– Hằng tháng
– 03 tháng một lần
– 06 tháng một lần
3.4. Xác định thời gian đóng bảo hiểm xã hội
Căn cứ vào Khoản 6 Điều 85 Luật bảo hiểm xã hội số 58/2014/QH13 ngày 20/11/2014, việc xác định thời gian đóng bảo hiểm xã hội để tính hưởng lương hưu và trợ cấp tuất hằng tháng thì xác định một năm bằng đủ 12 tháng.
Trường hợp người lao động đủ điều kiện về tuổi nghỉ hưu mà thời gian đóng bảo hiểm xã hội còn lại đến 06 tháng thì người lao động được đóng bổ sung số tháng còn thiếu với mức đóng hằng tháng bằng nhau trên tổng mức đóng của người lao động và người sử dụng lao động. theo mức lương tháng đóng bảo hiểm xã hội trước khi nghỉ hưu vào quỹ hưu trí và tử tuất (hoặc lựa chọn hưởng bảo hiểm xã hội một lần).
Giả sử thời gian đóng bảo hiểm xã hội có tháng lẻ thì thời gian đóng bảo hiểm xã hội có tháng lẻ được xác định như sau:
– Từ 01 đến 06 tháng: Nửa năm (0,5 năm)
– Từ 07 đến 11 tháng: 01 năm
Như vậy Luật Nam Sơn đã giải đáp cho các bạn Quy định về mức đóng và phương thức đóng của người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc
Trong trường hợp quý khách có bất kỳ các vấn đề nào gặp khó khăn đừng ngần ngại liên hệ Luật Nam Sơn để được hỗ trợ trực tiếp bởi các Luật sư Hà, Luật sư Trung và các Luật sư có kinh nghiệm khác.
Nội dung trên chỉ mang tính chất tham khảo, quý khách hàng có nhu cầu tư vấn chi tiết vui lòng liên hệ:
Điện thoại: 1900.633.246
Gmail: Luatnamson79@gmail.com