Quy định về Hỗ trợ từ ngân sách Nhà nước trong việc đóng bảo hiểm thất nghiệp
Mục lục bài viết
1. Quy định người lao động nước ngoài tại Việt Nam tham gia bảo hiểm xã hội
Trước khi Nghị định số 143/2018/ND-CP ngày 15/10/2018 của Chính phủ có hiệu lực, người lao động nước ngoài tham gia bảo hiểm xã hội không phải đóng bảo hiểm xã hội mà chỉ phải đóng cho người sử dụng lao động. vào 02 quỹ: quỹ hưu trí và tử tuất, quỹ ốm đau và thai sản, quỹ tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp). Tuy nhiên, tại Khoản 1 Điều 12 Nghị định Chính phủ số 143/2018/ND-CP ngày 15/10/2018, kể từ ngày 1/1/2022, người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam phải đóng phí bảo hiểm cho công ty với mức đóng xác định.
2. Người sử dụng lao động là cơ quan, đơn vị, tổ chức được ngân sách Nhà nước bảo đảm toàn bộ kinh phí hoạt động thường xuyên
Toàn bộ kinh phí chi thường xuyên của người sử dụng lao động đều do Ngân sách Nhà nước đảm bảo, trong đó có chi phí đóng bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động đang làm việc cho người sử dụng lao động. Tức, Ngân sách Nhà nước bảo đảm toàn bộ nguồn đóng bảo hiểm thất nghiệp và được bố trí trong dự toán chi thường xuyên hằng năm của cơ quan, đơn vị, tổ chức theo quy định của pháp luật về phân cấp quản lý ngân sách Nhà nước.
3. Nguyên tắc thực hiện hỗ trợ Quỹ bảo hiểm thất nghiệp
Theo Khoản 1 Điều 7 Nghị định số 28/2015/NĐ-CP ngày 12/05/2015 của Chính phủ, ngân sách Nhà nước hỗ trợ Quỹ bảo hiểm thất nghiệp theo nguyên tắc đảm bảo duy trì số dư hằng năm bằng 02 lần tổng các khoản chi các chế độ bảo hiểm thất nghiệp và chi phí quản lý bảo hiểm thất nghiệp của năm trước liền kề.
Tức là, việc hỗ trợ đóng bảo hiểm thất nghiệp không được làm ảnh hưởng đến sự cân bằng của Quỹ bảo hiểm thất nghiệp, khiến “vỡ” Quỹ hoặc khiến Quỹ không đủ khả năng để chi trả cho 02 hoạt động sử dụng cơ bản nhất là chi cho các chế độ bảo hiểm thất nghiệp và duy trì phí quản lý bảo hiểm thất nghiệp. Để đạt được mục đích này, phải căn cứ vào mức sử dụng Quỹ bảo hiểm thất nghiệp của năm trước liền kề.
4. Phương thức chuyển kinh phí hỗ trợ từ ngân sách Nhà nước vào Quỹ bảo hiểm thất nghiệp
Căn cứ vào Khoản 2 Điều 7 Nghị định số 28/2015/NĐ-CP ngày 12/05/2015 của Chính phủ, phương thức chuyển kinh phí hỗ trợ từ ngân sách Nhà nước vào Quỹ bảo hiểm thất nghiệp được thực hiện như sau:
– Vào quý IV hằng tháng, Bảo hiểm xã hội Việt Nam căn cứ dự toán thu, chi bảo hiểm thất nghiệp được cấp có thẩm quyền giao trong năm để xác định số kinh phí hỗ trợ Quỹ bảo hiểm thất nghiệp của năm trước theo mức quy định, gửi Bộ Tài chính để chuyển một lần duy nhất vào Quỹ bảo hiểm thất nghiệp
– Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được báo cáo quyết toán thu, chi Quỹ bảo hiểm thất nghiệp năm trước của Bảo hiểm xã hội Việt Nam đã được Hội đồng quản lý Bảo hiểm xã hội Việt Nam thông qua, Bộ Tài chính thực hiện thẩm định, xác định số kinh phí hỗ trợ Quỹ bảo hiểm thất nghiệp năm trước.
+ Nếu số kinh phí Bộ Tài chính đã cấp lớn hơn số phải hỗ trợ cần thiết: Bảo hiểm xã hội Việt Nam có trách nhiệm nộp trả ngân sách Nhà nước phần chênh lệch
+ Nếu số đã cấp nhỏ hơn số phải hỗ trợ, Bộ Tài chính báo cáo cấp có thẩm quyền phê duyệt cấp hỗ trợ bổ sung vào năm sau, không hỗ trợ ngay.
5. Chủ thể quyết định đảm bảo nguồn kinh phí hỗ trợ
Căn cứ vào Khoản 3 Điều 7 Nghị định số 28/2015/NĐ-CP ngày 12/05/2015 của Chính phủ, nguồn kinh phí hỗ trợ được ngân sách trung ương đảm bảo từ nguồn chi an sinh xã hội đã được Quốc hội quyết định. Vì vậy, tùy từng thời điểm, nguồn kinh phí hỗ trợ do ngân sách trung ương bảo lãnh được xác định là khác nhau, tùy theo tình hình kinh tế, chính trị, xã hội.
Như vậy Luật Nam Sơn đã giải đáp cho các bạn Quy định về Hỗ trợ từ ngân sách Nhà nước trong việc đóng bảo hiểm thất nghiệp
Trong trường hợp quý khách có bất kỳ các vấn đề nào gặp khó khăn đừng ngần ngại liên hệ Luật Nam Sơn để được hỗ trợ trực tiếp bởi các Luật sư Hà, Luật sư Trung và các Luật sư có kinh nghiệm khác.
Nội dung trên chỉ mang tính chất tham khảo, quý khách hàng có nhu cầu tư vấn chi tiết vui lòng liên hệ:
Điện thoại: 1900.633.246
Gmail: Luatnamson79@gmail.com