Quy định về hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp, việc làm cho người lao động ở vùng nông thôn

1. Căn cứ để tiến hành hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp, việc làm cho người lao động khu vực nông thôn
Căn cứ vào Khoản 1 Điều 15 Luật việc làm số 38/2013/QH13 ngày 16/11/2013, trên cơ sở chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội, Nhà nước hỗ trợ chuyển đổi việc làm và chuyển đổi việc làm của lao động ở nông thôn. Trên thực tế, cơ sở này được hình thành khi các chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội này tác động tới công việc của người lao động ở nông thôn, khiến họ có nguy cơ phải chuyển đổi ngành nghề, công việc.
Ví dụ: Nhà nước khuyến khích dự án xây dựng sân bay ở nông thôn A, đất ở một nửa xã A trước đây là ruộng nông dân có thể cày cấy nhưng do có dự án của nhà nước nên nông dân không thể tiếp tục canh tác được nữa, dẫn đến sự thay đổi nghề nghiệp và công việc.
2. Các chế độ mà người lao động ở khu vực nông thôn tham gia chuyển đổi nghề nghiệp, việc làm được hưởng
Căn cứ vào Khoản 2 Điều 15 Luật việc làm số 38/2013/QH13 ngày 16/11/2013, người lao động ở khu vực nông thôn khi tham gia chuyển đổi nghề nghiệp, việc làm, được hưởng các chế độ sau:
a. Hỗ trợ học nghề
Người lao động ở khu vực nông thôn được Nhà nước hỗ trợ học phí học nghề dưới 03 tháng hoặc học nghề trình độ sơ cấp ở cơ sở đào tạo nghề theo quy định của Chính phủ (Dựa trên quy định tại Điều 16 Luật việc làm số 38/2013/QH13 ngày 16/11/2013). Mức chi phí hỗ trợ của Nhà nước bao gồm:
(i) Chi phí đào tạo quy định tại Điều 4 Quyết định số 46/2015/QĐ-TTg ngày 28/09/2015 của Thủ tướng Chính phủ, được hướng dẫn tại Khoản 1 Điều 7 Thông tư số 152/2016/TT-BTC ngày 17/10/2016 của Bộ Tài chính và được bổ sung tại Khoản 4 Điều 1 Thông tư số 40/2019/TT-BTC ngày 28/06/2019 của Bộ Tài chính.
Các đối tượng khác nhau có mức hỗ trợ khác nhau, ví dụ: Người lao động là người khuyết tật được hỗ trợ tối đa 06 triệu đồng/01 người lao động/01 khóa học; Người lao động thuộc hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo, người lao động thuộc hộ nghèo ở các xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn theo quy định của Thủ tướng Chính phủ được hỗ trợ tối đa 04 triệu đồng/01 người lao động/01 khóa học.
(ii) Hỗ trợ tiền ăn và tiền đi lại cho nhóm người lao động thuộc diện được hưởng chính sách ưu đãi người có công với cách mạng, người khuyết tật, người dân tộc thiểu số, người thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, người thuộc hộ gia đình bị thu hồi đất nông nghiệp, đất kinh doanh, lao động nữ bị mất việc làm tham gia học các chương trình đào tạo trình độ sơ cấp, đào tạo dưới 03 tháng
(Theo Điều 5 Quyết định số 46/2015/QĐ-TTg ngày 28/09/2015 của Thủ tướng Chính phủ, hướng dẫn tại Khoản 2 Điều 7 Thông tư số 152/2016/TT-BTC ngày 17/10/2016 của Bộ Tài chính).
– Mức hưởng tiền ăn là 30.000 đồng/người/ngày thực học
– Mức hưởng tiền đi lại là 200.000 đồng/người/khóa học nếu địa điểm đào tạo ở xa nơi cư trú từ 15km trở lên.
Riêng đối với trường hợp người khuyết tật và người học cư trú ở xã, thôn, bản thuộc vùng khó khăn hoặc đặc biệt khó khăn theo quy định của Thủ tướng Chính phủ: mức hỗ trợ tiền đi lại 300.000 đồng/người/khóa học nếu địa điểm đào tạo ở xa nơi cư trú từ 5 km trở lên.
Ngoài ra, các Bộ, ngành, địa phương, cơ sở đào tạo tùy điều kiện và khả năng, huy động thêm các nguồn kinh phí khác để hỗ trợ thêm tiền ăn, tiền đi lại cho người học trong thời gian đào tạo.
b. Tư vấn miễn phí về chính sách, pháp luật về lao động, việc làm, học nghề
Hoạt động tư vấn miễn phí về chính sách, pháp luật về lao động, việc làm, dạy nghề được tổ chức và điều phối bởi các cơ quan nhà nước có trách nhiệm quản lý lao động và giáo dục đào tạo. Các cơ sở dạy nghề, đào tạo lao động nhằm mục đích hướng nghiệp, định hướng các định hướng của Nhà nước. chính sách nghề nghiệp, chuyển đổi công việc cho người lao động và kế hoạch cho người lao động khi tham gia.
c. Giới thiệu việc làm miễn phí
Hoạt động giới thiệu việc làm miễn phí có thể thực hiện cùng với hoạt động tư vấn miễn phí về chính sách, pháp luật về lao động, việc làm, học nghề trong sự kiện, hoạt động tuyên truyền mà cơ quan Nhà nước tổ chức, phối hợp với các cơ sở đào tạo, dạy nghề.
d. Quy định vay vốn từ Quỹ quốc gia về việc làm
Người lao động được vay vốn từ Quỹ quốc gia về việc làm khi thỏa mãn các điều kiện để vay vốn từ Quỹ quốc gia về việc làm.
Như vậy Luật Nam Sơn đã giải đáp cho các bạn Quy định về hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp, việc làm cho người lao động ở vùng nông thôn
Trong trường hợp quý khách có bất kỳ các vấn đề nào gặp khó khăn đừng ngần ngại liên hệ Luật Nam Sơn để được hỗ trợ trực tiếp bởi các Luật sư Hà, Luật sư Trung và các Luật sư có kinh nghiệm khác.
Nội dung trên chỉ mang tính chất tham khảo, quý khách hàng có nhu cầu tư vấn chi tiết vui lòng liên hệ:
Điện thoại: 1900.633.246
Gmail: Luatnamson79@gmail.com