Quy định về hồ sơ và trình tự hỗ trợ kinh phí phục hồi chức năng lao động
Mục lục bài viết
1. Hồ sơ đề nghị hỗ trợ kinh phí phục hồi chức năng lao động
Căn cứ vào Điều 26 Nghị định số Nghị định số 88/2020/NĐ-CP ngày 28/07/2020 của Chính phủ, hồ sơ đề nghị hỗ trợ kinh phí phục hồi chức năng lao động bao gồm 03 thành phần sau:
1.1. Văn bản đề nghị hỗ trợ kinh phí phục hồi chức năng lao động cho người lao động theo Mẫu số 09 tại Phụ lục của Nghị định số 88/2020/NĐ-CP ngày 28/07/2020 của Chính phủ
Nội dung văn bản đề nghị hỗ trợ kinh phí phục hồi chức năng lao động cho người lao động bao gồm:
- Thông tin về cơ sở
(i) Tên cơ sở
(ii) Địa chỉ trụ sở
(iii) Phương thức liên lạc: Điện thoại cố định, điện thoại di động, thư điện tử (email)
(iv) Người đại diện và chức vụ
- Nội dung đề nghị
(i) Danh sách người lao động đề nghị hỗ trợ
– Số lượng người lao động đề nghị hưởng hỗ trợ chữa bệnh nghề nghiệp (đánh số thứ tự) do đề nghị hỗ trợ kinh phí phục hồi chức năng được lập bởi người sử dụng lao động đối với nhiều người lao động của mình.
– Số sổ bảo hiểm xã hội/Mã số bảo hiểm xã hội
– Thông tin cá nhân của người lao động: Họ và tên; ngày tháng năm sinh; giới tính; số điện thoại (nếu có)
– Công việc đang làm
– Mức suy giảm khả năng lao động do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
– Mức kinh phí phục hồi chức năng lao động được hỗ trợ
– Thời điểm (năm) đã được hỗ trợ kinh phí phục hồi chức năng (nếu có)- Hình thức trả tiền hỗ trợ (thông qua chuyển khoản hoặc nhận trực tiếp bằng tiền mặt tại cơ quan Bảo hiểm xã hội hoặc tổ chức dịch vụ bảo hiểm xã hội)
(ii) Tổng số tiền hỗ trợ
(iii) Hình thức nhận tiền với từng người lao động tại Danh sách
(iv) Phương thức nhận thông báo kết quả giải quyết thủ tục hành chính (Văn bản/Thư điện tử/Tin nhắn)
1.2. Bản sao có chứng thực giấy chuyển viện đến đơn vị phục hồi chức năng lao động của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đối với trường hợp phải chuyển viện; đối với trường hợp bệnh viện có khoa phục hồi chức năng, bản sao có chứng thực bệnh án có nội dung chuyển bệnh nhân về khoa phục hồi chức năng
Hai điều kiện quan trọng để NLĐ được hỗ trợ phục hồi chức năng là được cơ sở khám bệnh, chữa bệnh PHCN chỉ định điều trị và bị suy giảm khả năng lao động từ 31% trở lên.
Để chứng minh những điều kiện này, nhân viên phải cung cấp bản sao có chứng thực giấy chứng nhận chuyển đến đơn vị phục hồi nghề nghiệp của cơ sở y tế (trong trường hợp chuyển bệnh viện) hoặc bản sao có chứng thực của hồ sơ y tế có chứa việc chuyển bệnh nhân đến cơ sở y tế. khoa phục hồi chức năng (trường hợp bệnh viện có khoa phục hồi chức năng và người lao động không phải chuyển viện để phục hồi chức năng).
1.3. Bản sao chứng từ thanh toán chi phí phục hồi chức năng, không bao gồm kinh phí cho trang thiết bị hỗ trợ phục hồi chức năng
Bản sao chứng từ thanh toán chi phí phục hồi chức năng (không bao gồm kinh phí cho trang thiết bị hỗ trợ phục hồi chức năng) vừa là bằng chứng xác định người lao động đã thực hiện phục hồi sức khỏe vừa để xác định mức hỗ trợ dựa trên chi phí phục hồi sức khỏe của người lao động.
2. Quy định trình tự giải quyết hỗ trợ kinh phí phục hồi chức năng cho người lao động
Bước 1: Nộp hồ sơ lên Sở Lao động – Thương binh và Xã hội
Người sử dụng lao động có trách nhiệm thu thập các thành phần hồ sơ như: Bản sao có chứng thực giấy chuyển viện của đơn vị phục hồi chức năng nghề nghiệp của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh; bản sao có chứng thực bệnh án có nội dung chuyển người bệnh đến khoa phục hồi chức năng;
Một bản sao bằng chứng thanh toán chi phí phục hồi chức năng, không bao gồm việc nhân viên tài trợ cho thiết bị phục hồi chức năng. Đồng thời, người sử dụng lao động làm văn bản đề nghị hỗ trợ phục hồi tài chính và gửi hồ sơ đề nghị hỗ trợ phục hồi đến Sở Lao động – Thương binh và Xã hội.
Theo Khoản 1 Điều 26 Nghị định số Nghị định số 88/2020/NĐ-CP ngày 28/07/2020 của Chính phủ, người sử dụng lao động khi nộp hồ sơ đề nghị hỗ trợ phục hồi chức năng lên Sở Lao động – Thương binh và Xã hội phải màn theo chứng từ thành toán bản gốc để đối chiếu với bản sao.
Bước 2: Sở Lao động – Thương binh và Xã hội thẩm định hồ sơ và quyết định giải quyết hỗ trợ phục hồi chức năng
– Trường hợp chấp thuận hỗ trợ:
Theo Khoản 2 Điều 26 Nghị định số Nghị định số 88/2020/NĐ-CP ngày 28/07/2020 của Chính phủ, trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ theo quy định, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tiến hành thẩm định hồ sơ, quyết định việc hỗ trợ theo Mẫu số 10 tại Phụ lục của Nghị định số Nghị định số 88/2020/NĐ-CP ngày 28/07/2020 của Chính phủ và gửi quyết định (kèm theo dữ liệu danh sách hỗ trợ) cho cơ quan Bảo hiểm xã hội.
– Trường hợp không chấp thuận hỗ trợ:
Cũng theo Khoản 2 Điều 26 Nghị định số Nghị định số 88/2020/NĐ-CP ngày 28/07/2020 của Chính phủ, trong trường hợp không hỗ trợ (do trong quá trình thẩm định hồ sơ phát hiện các lỗi trong hồ sơ, hồ sơ không hợp lệ,…), Sở Lao động – Thương binh và Xã hội phải trả lời bằng văn bản cho người sử dụng lao động và nêu rõ lý do.
Bước 3: Cơ quan bảo hiểm xã hội chi trả kinh phí hỗ trợ phục hồi sức khỏe
Căn cứ vào Khoản 3 Điều 26 Nghị định số Nghị định số 88/2020/NĐ-CP ngày 28/07/2020 của Chính phủ, trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được quyết định hỗ trợ của Sở Lao động – Thương binh và Xã hội, cơ quan bảo hiểm xã hội có trách nhiệm chi trả kinh phí hỗ trợ phục hồi chức năng cho người lao động theo đúng phương thức nhận tiền trong văn bản đề nghị hỗ trợ kinh phí phục hồi chức năng. Nếu không chi trả thì phải có văn bản trả lời Sở Lao động – Thương binh và Xã hội, nêu rõ lý do.
Như vậy Luật Nam Sơn đã giải đáp cho các bạn Quy định về hồ sơ và trình tự hỗ trợ kinh phí phục hồi chức năng lao động
Trong trường hợp quý khách có bất kỳ các vấn đề nào gặp khó khăn đừng ngần ngại liên hệ Luật Nam Sơn để được hỗ trợ trực tiếp bởi các Luật sư Hà, Luật sư Trung và các Luật sư có kinh nghiệm khác.
Nội dung trên chỉ mang tính chất tham khảo, quý khách hàng có nhu cầu tư vấn chi tiết vui lòng liên hệ:
Điện thoại: 1900.633.246
Gmail: Luatnamson79@gmail.com