Quy định về hồ sơ và trình tự giải quyết hỗ trợ kinh phí khám bệnh nghề nghiệp cho người lao động

1. Hồ sơ đề nghị hỗ trợ kinh phí khám bệnh nghề nghiệp
Theo Điều 18 Nghị định số 88/2020/NĐ-CP ngày 28/07/2020 của Chính phủ, hồ sơ đề nghị hỗ trợ kinh phí khám bệnh nghề nghiệp bao gồm:
a. Văn bản đề nghị hỗ trợ kinh phí khám bệnh nghề nghiệp theo Mẫu số 05 tại Phụ lục của Nghị định số 88/2020/NĐ-CP ngày 28/07/2020 của Chính phủ
Văn bản này kèm danh sách bao gồm các nội dung chính như: Số lượng người lao động đề nghị nhận hỗ trợ (số thứ tự); Thông tin cá nhân của người lao động khám bệnh nghề nghiệp (họ tên, giới tính, số điện thoại – nếu có); số sổ bảo hiểm xã hội/Mã bảo hiểm xã hội;
Số tháng tham gia bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; công việc đang làm khi phát hiện bệnh nghề nghiệp, bệnh nghề nghiệp được phát hiện, thời điểm (năm) đã được hỗ trợ kinh phí khám bệnh nghề nghiệp (nếu có); mức kinh phí khám bệnh nghề nghiệp đề nghị hỗ trợ.
Các nội dung này chủ yếu là các nội dung chứng thực danh tính, quan hệ lao động, thời gian đóng bảo hiểm, hoạt động khám bệnh nghề nghiệp, các lần hỗ trợ trước và mức kinh phí cần được hỗ trợ, thể hiện các điều kiện mà người lao động cần đạt được để nhận hỗ trợ khám bệnh nghề nghiệp.
Văn bản đề nghị này có thể không được sử dụng cho riêng một người lao động mà được chung nhiều người lao động cùng đủ điều kiện hưởng hỗ trợ khám bệnh nghề nghiệp của người sử dụng lao động.
b. Bản sao có chứng thực hồ sơ bệnh nghề nghiệp của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nghề nghiệp
Hồ sơ bệnh nghề nghiệp được cơ sở khám, chữa bệnh có thẩm quyền khám bệnh nghề nghiệp lập ra và lưu trữ sau khi người lao động khám phát hiện bệnh nghề nghiệp và được chẩn đoán bệnh nghề nghiệp. Một trong các điều kiện để người lao động hưởng hỗ trợ khám bệnh nghề nghiệp là đã được phát hiện bệnh nghề nghiệp tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nghề nghiệp.
Để chứng nhận người lao động đã khám bệnh nghề nghiệp, được phát hiện bệnh nghề nghiệp cũng như chỉ rõ loại bệnh nghề nghiệp người lao động mắc có đúng với văn bản đề nghị của người sử dụng lao động không thì phải có bản sao có chứng thực hồ sơ bệnh nghề nghiệp của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nghề nghiệp
c. Bản sao chứng từ thanh toán các chi phí khám bệnh nghề nghiệp theo quy định
Đây cũng là một thành phần hồ sơ dùng để chứng minh các chi phí khám bệnh nghề nghiệp của người lao động, nhằm xác định mức hỗ trợ cho người lao động nếu hồ sơ hợp lệ, được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền giải quyết.
2. Trình tự giải quyết hỗ trợ kinh phí khám bệnh nghề nghiệp
Bước 1: Nộp hồ sơ lên Sở Lao động – Thương binh và Xã hội
Người sử dụng lao động thu thập các thành phần hồ sơ cần thiết từ người lao động (bản sao có chứng thực hồ sơ bệnh nghề nghiệp của cơ sở khám, chữa bệnh nghề nghiệp; bản sao chứng từ thanh toán các chi phí khám bệnh nghề nghiệp theo quy định) và lập văn bản đề nghị hỗ trợ kinh phí khám bệnh nghề nghiệp.
Sau đó, người sử dụng lao động nộp 01 bộ hồ sơ cho Sở Lao động – Thương binh và Xã hội.
Bước 2: Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tiến hành thẩm định hồ sơ, quyết định việc thực hiện hỗ trợ
– Trường hợp chấp nhận hỗ trợ:
Căn cứ vào Khoản 2 Điều 19 Nghị định số 88/2020/NĐ-CP ngày 28/07/2020 của Chính phủ, trong thời hạn 05 ngày kể từ ngày nhận được đủ hồ sơ hợp lệ theo quy định, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tiến hành thẩm định hồ sơ, quyết định việc hỗ trợ theo Mẫu số 06 tại Phụ lục của Nghị định số 88/2020/NĐ-CP ngày 28/07/2020 của Chính phủ (kèm dữ liệu danh sách hỗ trợ) cho cơ quan Bảo hiểm xã hội.
– Trường hợp không chấp nhận hỗ trợ:
Cũng theo Khoản 2 Điều 19 Nghị định số 88/2020/NĐ-CP ngày 28/07/2020 của Chính phủ, trong quá trình thẩm định nếu phát hiện ra người lao động không đủ điều kiện nhận hỗ trợ, hồ sơ không hợp lệ,… thì Sở Lao động – Thương binh và Xã hội phải trả lời bằng văn bản cho người sử dụng hoặc người lao động nộp hồ sơ đề nghị và nêu rõ lý do không chấp nhận hỗ trợ.
Bước 3: Cơ quan Bảo hiểm xã hội chi trả kinh phí hỗ trợ khám bệnh nghề nghiệp
Căn cứ vào Khoản 3 Điều 19 Nghị định số 88/2020/NĐ-CP ngày 28/07/2020 của Chính phủ, trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được quyết định của Sở Lao động – Thương binh và Xã hội, Cơ quan bảo hiểm xã hội có trách nhiệm thanh toán chi phí hỗ trợ khám bệnh lao động cho người sử dụng lao động hoặc người lao động theo quyết định hỗ trợ.
Trường hợp trả cho người sử dụng lao động thì người sử dụng lao động có trách nhiệm trả cho người lao động sau khi đã nhận được số tiền cấp dưỡng từ cơ quan bảo hiểm xã hội.
Trường hợp tổ chức bảo hiểm xã hội không đồng ý đóng hoặc không đóng thì tổ chức này phải trả lời bằng văn bản gửi Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội và nêu rõ lý do không đóng cho người lao động, người lao động.
Như vậy Luật Nam Sơn đã giải đáp cho các bạn Quy định về hồ sơ và trình tự giải quyết hỗ trợ kinh phí khám bệnh nghề nghiệp cho người lao động
Trong trường hợp quý khách có bất kỳ các vấn đề nào gặp khó khăn đừng ngần ngại liên hệ Luật Nam Sơn để được hỗ trợ trực tiếp bởi các Luật sư Hà, Luật sư Trung và các Luật sư có kinh nghiệm khác.
Nội dung trên chỉ mang tính chất tham khảo, quý khách hàng có nhu cầu tư vấn chi tiết vui lòng liên hệ:
Điện thoại: 1900.633.246
Gmail: Luatnamson79@gmail.com