Quy định về hồ sơ hưởng chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp lần đầu
Căn cứ vào Điều 37 Nghị định số 88/2020/NĐ-CP ngày 28/07/2020 của Chính phủ, có 03 nguyên tắc giao kế hoạch và sử dụng kinh phí hỗ trợ phòng ngừa, chia sẻ rủi ro về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp:
- Địa phương chủ động xây dựng, đề xuất kế hoạch hỗ trợ
- Ưu tiên bố trí kinh phí để hỗ trợ khám bệnh, chữa bệnh nghề nghiệp, phục hồi chức năng lao động, hoạt động điều tra tai nạn lao động và hoạt động phòng ngừa cho những ngành, lĩnh vực có nguy cơ về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo hướng dẫn hằng năm của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội
- Ưu tiên địa phương, người sử dụng lao động ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý an toàn, vệ sinh lao động; chấp hành nghiêm chế độ báo cáo, thanh toán, quyết toán kinh phí theo quy định của pháp luật
Quy định về hồ sơ hưởng chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp lần đầu
Căn cứ vào Tiết 1.2.1 Điểm 1.2 Khoản 1 Điều 6 Quyết định số 166/QĐ-BHXH ngày 31/01/2019 của Bảo hiểm xã hội Việt Nam, hồ sơ hưởng chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp lần đầu cho người lao động bao gồm các thành phần sau:
Mục lục bài viết
1. Văn bản chứng minh mức suy giảm khả năng lao động
Đối với trường hợp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp thông thường
Biên bản giám định mức suy giảm khả năng lao động của Hội đồng giám định y khoa (người sử dụng lao động giới thiệu người lao động đi khám suy giảm khả năng lao động tại Hội đồng giám định y khoa).
Đối với trường hợp người lao động bị nhiễm HIV/AIDS do tai nạn rủi ro nghề nghiệp
– Bản sao giấy chứng nhận bị nhiễm HIV/AIDS do tai nạn rủi ro nghề nghiệp trong trường hợp bị nhiễm HIV/AIDS do tai nạn rủi ro nghề nghiệp (tương đương với mức suy giảm khả năng lao động 61%)
– Nếu người lao động có giám định y khoa và có kết luận suy giảm khả năng lao động cao hơn 61% thì ngoài bản sao giấy chứng nhận bị nhiễm HIV/AIDS do tai nạn rủi ro nghề nghiệp, người lao động còn phải có Biên bản giám định y khoa để chứng minh mức suy giảm khả năng lao động trong hồ sơ hưởng chế độ bệnh nghề nghiệp.
2. Văn bản chứng minh điều trị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
Trường hợp điều trị nội trú:
Bản sao giấy ra viện hoặc trích sao hồ sơ bệnh án sau khi đã điều trị tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp
Trường hợp không điều trị nội trú:
– Bản sao giấy ra viện hoặc trích sao hồ sơ bệnh án sau khi đã điều trị tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp
– Giấy khám bệnh nghề nghiệp (trong trường hợp bị bệnh nghề nghiệp mà không điều trị nội trú)
3. Quy định văn bản chứng minh yêu cầu hỗ trợ phương tiện trợ giúp sinh hoạt, dụng cụ chỉnh hình
Chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, cơ sở chỉnh hình, phục hồi chức năng (có đủ thẩm quyền điều trị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, chỉnh hình, phục hồi chức năng của người lao động) về trang cấp phương tiện trợ giúp sinh hoạt, dụng cụ chỉnh hình trong trường hợp cần thiết phương tiện trợ giúp sinh hoạt, dụng cụ chỉnh hình cho người lao động.
4. Văn bản đề nghị giải quyết chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
Văn bản đề nghị giải quyết chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo mẫu số 05A-HSB do người sử dụng lao động hoặc người lao động lập.
5. Văn bản chứng minh mức thanh toán giám định khả năng lao động
Trong trường hợp thanh toán phí giám định y khoa thì có thêm hóa đơn, chứng từ thu phí giám định, bảng kê các nội dung giám định của cơ sở thực hiện giám định y khoa.
Như vậy Luật Nam Sơn đã giải đáp cho các bạn Quy định về hồ sơ hưởng chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp lần đầu
Trong trường hợp quý khách có bất kỳ các vấn đề nào gặp khó khăn đừng ngần ngại liên hệ Luật Nam Sơn để được hỗ trợ trực tiếp bởi các Luật sư Hà, Luật sư Trung và các Luật sư có kinh nghiệm khác.
Nội dung trên chỉ mang tính chất tham khảo, quý khách hàng có nhu cầu tư vấn chi tiết vui lòng liên hệ:
Điện thoại: 1900.633.246
Gmail: Luatnamson79@gmail.com