Quy định về giải quyết chế độ bảo hiểm xã hội với người đang hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng ra nước ngoài để định cư

1. Trường hợp tạm dừng, hưởng tiếp lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng
Căn cứ vào Khoản 1 Điều 64 Luật bảo hiểm xã hội số 58/2014/QH13 ngày 20/11/2014, có 03 trường hợp người lao động tạm dừng, hưởng tiếp lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng:
– Bị Tòa án tuyên bố là mất tích: Trong trường hợp mất tích, không tìm thấy tại nơi cư trú (thường trú, tạm trú) và được người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan yêu cầu Tòa án tuyên bố mất tích (Tòa án dân sự có thẩm quyền tuyên bố mất tích).
– Xuất cảnh trái phép: Xuất cảnh trái pháp luật, không đúng theo quy trình của pháp luật Việt Nam và pháp luật quốc gia người lao động đi đến.
– Có căn cứ xác định việc hưởng bảo hiểm xã hội không đúng quy định quy định của pháp luật: Có gian lận, sửa đổi trong hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng, hưởng lương hưu.
2. Phương thức giải quyết chế độ bảo hiểm xã hội với người đang hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng ra nước ngoài để định cư
Căn cứ vào Khoản 1 Điều 65 Luật bảo hiểm xã hội số 58/2014/QH13 ngày 20/11/2014, người lao động đang hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng ra nước ngoài định cư chỉ có thể tiếp tục hưởng lương hưu, trợ cấp thông qua trợ cấp một lần (nhưng phải có yêu cầu tới cơ quan bảo hiểm xã hội),
3. Hồ sơ hưởng chế độ của người lao động đang hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng và ra nước ngoài định cư
Người lao động đang hưởng lương hưu, trợ cáp bảo hiểm xã hội hằng tháng và ra nước ngoài định muốn được hưởng chế độ bảo hiểm xã hội tiếp thì cần phải nộp đủ hồ sơ gồm các thành phần sau:
– Đơn đề nghị hưởng bảo hiểm xã hội một lần
– Trường hợp thanh toán phí giám định y khoa thì có thêm hóa đơn, chứng từ thu phí giám định; bảng kê các nội dung giám định của cơ sở thực hiện giám định y khoa.
– Trường hợp bị mắc những bệnh nguy hiểm đến tính mạng như: Ung thư, bại liệt, xơ gan cổ chướng, phong, lao nặng, nhiễm HIV đã chuyển sang giai đoạn AIDS thì có thêm trích sao/tóm tắt hồ sơ bệnh án thể hiện tình trạng không tự phục vụ được; nếu bị mắc các bệnh khác thì thay bằng Biên bản giám định mức suy giảm khả năng lao động của Hội đồng giám định y khoa thể hiện tình trạng suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên và không tự phục vụ được.
4. Quy định mức trợ cấp người lao động được hưởng
Đối với từng đối tượng thì mức hưởng trợ cấp một lần có sự khác biệt
a. Đối với người lao động đang hưởng lương hưu, mức trợ cấp một lần được xác định như sau:
Mức trợ cấp một lần đối với người đang hưởng lương hưu được tính theo thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội trong đó
– Mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội từ năm 2014 trở đi được tính bằng 02 tháng lương hưu đang hưởng; sau đó mỗi tháng đã hưởng lương hưu thì mức trợ cấp một lần trừ 0,5 tháng lương hưu.
– Mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội trước năm 2014 được tính bằng 1,5 tháng lương hưu đang hưởng
– Mức thấp nhất bằng 03 tháng lương hưu đang hưởng.
b. Đối với người hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng, mức hưởng trợ cấp một lần được xác định như sau:
Mức trợ cấp một lần đối với người đang hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng bằng 03 tháng trợ cấp đang hưởng.
Như vậy Luật Nam Sơn đã giải đáp cho các bạn Quy định về giải quyết chế độ bảo hiểm xã hội với người đang hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng ra nước ngoài để định cư
Trong trường hợp quý khách có bất kỳ các vấn đề nào gặp khó khăn đừng ngần ngại liên hệ Luật Nam Sơn để được hỗ trợ trực tiếp bởi các Luật sư Hà, Luật sư Trung và các Luật sư có kinh nghiệm khác.
Nội dung trên chỉ mang tính chất tham khảo, quý khách hàng có nhu cầu tư vấn chi tiết vui lòng liên hệ:
Điện thoại: 1900.633.246
Gmail: Luatnamson79@gmail.com