Quy định về dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau khi điều trị thương tật, bệnh tật do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp năm 2023

Thời hạn tạm ngừng phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án dân sự

Quy định về dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau khi điều trị thương tật, bệnh tật do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp

Quy định về dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau khi điều trị thương tật, bệnh tật do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
1. Điều kiện để người lao động nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau khi điều trị thương tật, bệnh tật

Căn cứ vào Khoản 1, Khoản 2 Điều 54 Luật an toàn, vệ sinh lao động số 84/2015/QH13 ngày 25/06/2015, người lao động được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe nếu đủ điều kiện sau:

– Trở lại làm việc sau khi điều trị ổn định thương tật do tai nạn lao động, hoặc bệnh tật do bệnh nghề nghiệp (tức chỉ phát sinh nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe khi người lao động đã nghỉ việc điều trị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, nếu người lao động không nghỉ điều trị, thì không được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe)

– Trong thời gian 30 ngày đầu trở lại làm việc, sức khỏe của người lao động chưa phục hồi

– Mức suy giảm khả năng lao động từ 51% trở lên

Trường hợp trong thời hạn 30 ngày mà người lao động chưa nhận được kết luận giám định mức suy giảm khả năng lao động của Hội đồng giám định y khoa mà trở lại làm việc thì người lao động vẫn được hưởng chế độ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe cho người lao động sau khi điều trị thương tật, bệnh tật nếu Hội đồng giám định y khoa kết luận suy giảm khả năng lao động thì được hưởng chế độ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.

Trường hợp sau khi có kết luận giám định mức suy giảm khả năng lao động của Hội đồng giám định y khoa xác định người lao động không đủ điều kiện hưởng chế độ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe thì thời gian nghỉ việc của người lao động không được coi là nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe mà là nghỉ việc. làm việc, nghỉ không lương.

Quy định về dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau khi điều trị thương tật, bệnh tật do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp

2. Nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe

2.1. Chủ thể quyết định thời gian nghỉ dưỡng sức, phục hối sức khỏe của người lao động

Căn cứ vào Khoản 2 Điều 54 Luật an toàn, vệ sinh lao động số 84/2015/QH13 ngày 25/06/2015, số ngày nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe của người lao động do người sử dụng lao động và Ban chấp hành công đoàn cơ sở cùng quyết định, dựa trên thảo luận, thống nhất theo tình hình thực tế của cơ sở sản xuất cũng như tình hình sức khỏe của người lao động.

Trường hợp đơn vị sử dụng lao động chưa thành lập công đoàn cơ sở (không đủ 10 người lao động) thì số ngày nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe của người lao động được hoàn toàn quyết định bởi người sử dụng lao động.

Quy định về dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau khi điều trị thương tật, bệnh tật do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp

2.2. Thời gian nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe của người lao động

Căn cứ vào Khoản 2 Điều 54 Luật an toàn, vệ sinh lao động số 84/2015/QH13 ngày 25/06/2015, người sử dụng lao động và Ban chấp hành công đoàn quyết định số ngày nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe của người lao động trong phạm vi sau:

– Tối đa 10 ngày đối với trường hợp bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp có mức suy giảm khả năng lao động từ 51% trở lên

– Tối đa 07 ngày đối với trường hợp bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp có mức suy giảm khả năng lao động từ 31% đến 50%

– Tối đa 05 ngày đối với trường hợp bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp có mức suy giảm khả năng lao động từ 15% đến 30%

Đây đều là trường hợp người lao động có mức suy giảm khả năng lao động cao (từ 51% trở lên) nên sau thời gian điều trị quay lại làm việc vẫn có khả năng tái phát chấn thương, bệnh tật nên thời gian nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe không chỉ giúp người lao động dưỡng sức, mà còn giúp người lao động giảm bớt khả năng tái phát bệnh, chấn thương.

3. Quy định mức hưởng trong thời gian nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe

Căn cứ vào Khoản 3 Điều 54 Luật an toàn, vệ sinh lao động số 84/2015/QH13 ngày 25/06/2015, người lao động được hưởng 30% mức lương cơ sở cho 01 ngày nghỉ dưỡng sức.

Hiện nay, theo Nghị định số 38/2019/NĐ-CP ngày 09/05/2019 của Chính phủ, mức lương cơ sở là 1.490.000 Đồng. Suy ra, mức hưởng khi nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe của người lao động là: 1.490.000 x 30% = 447.000 (Đồng)

Như vậy, cứ mỗi ngày người lao động nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe thì người sử dụng lao động được hưởng 447.000 Đồng.

Như vậy Luật Nam Sơn đã giải đáp cho các bạn Quy định về dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau khi điều trị thương tật, bệnh tật do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp

Trong trường hợp quý khách có bất kỳ các vấn đề nào gặp khó khăn đừng ngần ngại liên hệ Luật Nam Sơn để được hỗ trợ trực tiếp bởi các Luật sư HàLuật sư Trung và các Luật sư có kinh nghiệm khác.

Nội dung trên chỉ mang tính chất tham khảo, quý khách hàng có nhu cầu tư vấn chi tiết vui lòng liên hệ:

Điện thoại: 1900.633.246

Gmail: Luatnamson79@gmail.com

 

 

 

 

 

 

1900.633.246 tv.luatnamson@gmail.com Follow on facebook