Quy định về đối tượng tham gia bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp bắt buộc năm 2023 (Phần 1)

Có được trả lại tiền tạm ứng án phí khi rút đơn khởi kiện vụ án dân sự không?

Quy định về đối tượng tham gia bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp bắt buộc

Quy định về đối tượng tham gia bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp bắt buộc
Căn cứ vào Khoản 1 Điều 43 Luật an toàn, vệ sinh lao động số 84/2015/QH13 ngày 25/06/2015  và Khoản 1 Điều 2 Nghị định số 88/2020/NĐ-CP của Chính phủ, người lao động là đối tượng tham gia bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp bắt buộc bao gồm:

1. Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức và viên chức

  1. Cán bộ

Căn cứ vào Khoản 1 Điều 4 Luật cán bộ, công chức số 22/2008/QH12 ngày 13/11/2018 Cán bộ là:

– Công dân Việt Nam, có quốc tịch Việt Nam.

– Người được nhận chức vụ, chức danh thông qua bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm, không có sự thỏa thuận để nhận chức vụ, chức danh

– Người làm việc trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam (tổ chức chính trị), Nhà nước (cấp trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã), tổ chức chính trị – xã hội ở trung ương (ví dụ: Tổng liên đoàn lao động Việt Nam), ở tỉnh (ví dụ: Liên đoàn lao động cấp tỉnh), cấp huyện (Liên đoàn lao động huyện)

– Làm việc trong biên chế, hưởng lương từ Ngân sách Nhà nước, không làm việc theo hợp đồng lao động, không chịu sự điều chỉnh của các Bộ luật lao động

  1. Công chức

Căn cứ vào Khoản 1 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật cán bộ, công chức và Luật viên chức số 52/2019/QH14 ngày 25/11/2019, công chức có định nghĩa:

– Công dân Việt Nam, có quốc tịch Việt Nam

– Làm việc trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam (tổ chức chính trị), Nhà nước (cấp trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã), tổ chức chính trị – xã hội ở trung ương (ví dụ: Tổng liên đoàn lao động Việt Nam), ở tỉnh (ví dụ: Liên đoàn lao động cấp tỉnh), cấp huyện (Liên đoàn lao động huyện);

cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân Việt Nam (nhưng không phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng; trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan phục vụ theo chế độ chuyên nghiệp, công nhân công an; ví dụ như quân nhân dự bị)

– Làm việc trong biên chế và hưởng lương từ Ngân sách Nhà nước, không làm việc theo hợp đồng lao động, không chịu sự điều chỉnh của các Bộ luật lao động.

Quy định về đối tượng tham gia bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp bắt buộc

  1. Viên chức

Căn cứ vào Luật viên chức số 58/2010/QH12 ngày 15/11/2010, viên chức có thể hiểu là:

– Công dân Việt Nam, có quốc tịch Việt Nam.

– Làm việc tại đơn vị sự nghiệp công lập (đơn vị được thành lập bởi cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước, tổ chức chính trị – tức Đảng Cộng sản Việt Nam, tổ chức chính trị – xã hội như Công đoàn, có tư cách pháp nhân, có nhiệm vụ cung cấp dịch vụ công, phục vụ quản lý Nhà nước trong một số lĩnh vực nhất định như giáo dục – đào tạo, lao động, thể dục – thể thao, y tế,…)

Như vậy, cán bộ, công chức, viên chức trên thực tế vẫn tiếp tục tham gia công việc và hưởng lương theo kết quả công việc (nhưng căn cứ tính lương không giống với người lao động làm việc theo hợp đồng làm việc), do đó họ cũng phải tiếp tục làm việc trong điều kiện Nếu làm công việc có yếu tố độc hại, nguy hiểm mà có nguy cơ bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp thì tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bao gồm cả bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, bệnh tật.

  1. Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật công an nhân dân; người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân

– Căn cứ vào Khoản 1 Điều 2 Luật quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng số 98/2015/QH13 ngày 26/11/2015 thì Quân nhân chuyên nghiệp là công dân Việt Nam, có trình độ kỹ thuật, nghiệp vụ phục vụ trong Quân đội nhân dân, được tuyển chọn, tuyển dụng theo chức danh và được phong quân hàm quân nhân chuyên nghiệp

– Căn cứ vào Khoản 1 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật sĩ quan quân đội nhân dân Việt Nam số 19/2008/QH12 ngày 03/06/2008 Sĩ quan, hay còn gọi là Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam là cá bộ của Đảng Cộng sản Việt Nam và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, hoạt động trong lĩnh vực quân sự, được Nhà nước phong quân hàm cấp Úy, cấp Tá, cấp Tướng.

Theo đó, nhóm người này cũng có thể được xếp vào nhóm Cán bộ, công chức, viên chức do cũng là cán bộ của tổ chức chính trị (Đảng Cộng sản Việt Nam), nên kể cả khi không được xếp vào nhóm “Người làm việc trong Quân đội nhân dân, Công an nhân dân” thì những người này vẫn là đối tượng áp dụng của Luật bảo hiểm xã hội số 58/2014/QH13 ngày 20/11/2014.

– Sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ là công dân Việt Nam, được tuyển chọn, đào tạo, huấn luyện và hoạt động trong lĩnh vực nghiệp vụ của Công an nhân dân, được phong, thăng cấp bậc hàm cấp Tướng, cấp Tá, cấp Úy, cấp Hạ sĩ quan (Theo Khoản 3 Điều 2 Luật Công an nhân dân số 37/2018/QH14 ngày 20/11/2018).

– Sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật Công an nhân dân, hay còn gọi là sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật, là công dân Việt Nam, được tuyển chọn, hoạt động trong lĩnh vực chuyên môn kỹ thuật của Công an nhân dân, được phong, thăng cấp bậc hàm cấp Tá, cấp Úy, hạ sĩ quan (Khoản 4 Điều 2 Luật Công an nhân dân số 37/2018/QH14 ngày 20/11/2018).

– Người làm công tác cơ yếu hưởng lương như quân nhân Ở đây là trường hợp người làm công tác cơ yếu là quân nhân, Công an nhân dân được hưởng chế độ tiền lương, phụ cấp và các chế độ, chính sách khác theo quy định của pháp luật quy định đối với quân đội nhân dân, công an nhân dân hoặc không thuộc quân đội, công an nhân dân nhưng vẫn được hưởng chế độ như quân đội, công an nhân dân do không thuộc diện không được hưởng chính sách đặc thù ngành cơ yếu.

Đó còn là nhóm “công nhân” làm việc trong môi trường đặc thù, quan trọng, có thể làm những công việc nặng nhọc, nguy hiểm, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, nguy hiểm, là lực lượng cần tính đến. Là nhóm đối tượng phải tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, trong đó có bảo hiểm bắt buộc tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.

Quy định về đối tượng tham gia bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp bắt buộc

3. Hạ sĩ quan, chiến sĩ quân đội nhân dân; hạ sĩ quan, chiến sĩ công an nhân dân phục vụ có thời hạn; học viên quân đội, công an, cơ yếu đang theo học được hưởng sinh hoạt phí

Đây là nhóm người thực hiện nhiệm vụ trong quân đội và công an nhân dân có thời hạn như thực hiện nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an, trong thời gian này những người này cũng được hưởng lương và chế độ như quân đội. Ngoài ra, trong nhóm này còn có sinh viên thuộc quân đội, công an, cơ yếu vừa học vừa được hưởng sinh hoạt phí(như học viên quân đội tại Trường Sĩ quan Lục quân I).

Tương tự như nhóm trên, đây là nhóm “người lao động” có vị trí quan trọng đối với quốc gia, là nhóm người thực hiện công việc của nhóm 2 trong tương lai hoặc đang trực tiếp thực hiện nhiệm vụ cho đến khi hết thời hạn, về cơ bản nhóm này cũng phải tiếp xúc với các yếu tố nguy hiểm, độc hại trong quá trình học tập, thực hành, thực hiện nhiệm vụ nên phải tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, trong đó có bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp bắt buộc.

Như vậy Luật Nam Sơn đã giải đáp cho các bạn Quy định về đối tượng tham gia bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp bắt buộc

Trong trường hợp quý khách có bất kỳ các vấn đề nào gặp khó khăn đừng ngần ngại liên hệ Luật Nam Sơn để được hỗ trợ trực tiếp bởi các Luật sư HàLuật sư Trung và các Luật sư có kinh nghiệm khác.

Nội dung trên chỉ mang tính chất tham khảo, quý khách hàng có nhu cầu tư vấn chi tiết vui lòng liên hệ:

Điện thoại: 1900.633.246

Gmail: Luatnamson79@gmail.com

 

 

 

 

 

 

1900.633.246 tv.luatnamson@gmail.com Follow on facebook