Quy định về đối tượng áp dụng chế độ hưu trí bảo hiểm xã hội tự nguyện
Căn cứ vào Điều 72 và Khoản 4 Điều 2 Luật bảo hiểm xã hội số 58/2014/QH13 ngày 20/11/2014, người lao động phải thỏa mãn 02 điều kiện để được áp dụng chế độ hưu trí bảo hiểm xã hội tự nguyện.
1. Người lao động là công dân Việt Nam, đủ 15 tuổi trở lên
Thứ nhất, người lao động phải là công dân Việt Nam (có quốc tịch Việt Nam) thì mới được tham gia BHXH tự nguyện. Người lao động là công dân nước ngoài, không có quốc tịch thì không được tham gia BHXH tự nguyện nên không được áp dụng chế độ hưu trí BHXH tự nguyện. Thứ hai, người lao động phải đủ 15 tuổi trở lên (khi tham gia đóng BHXH tự nguyện).
Đây là độ tuổi tối thiểu cần thiết để người lao động có thể tham gia độc lập vào các mối quan hệ việc làm.
Ví dụ, người lao động từ đủ 15 tuổi khi giao kết hợp đồng lao động không bắt buộc phải có sự tham gia của người đại diện theo pháp luật (cha, mẹ) mà chỉ cần có sự đồng ý bằng văn bản của người đại diện theo pháp luật. vẫn có thể được coi là tham gia vào một mối quan hệ việc làm một mình (nhưng với các điều kiện).
Khi đủ 15 tuổi, người lao động được tự quyết định các yếu tố liên quan đến quyền và lợi ích của mình khi làm việc nên việc tham gia BHXH tự nguyện của người lao động là chủ động, tự nguyện và có định hướng rõ ràng.
2. Quy định người lao động không thuộc các trường hợp tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc
Các trường hợp tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, theo Khoản 1 Điều 4 Luật bảo hiểm xã hội số 58/2014/QH13 ngày 20/11/2014, bao gồm:
– Người lao động là công dân Việt Nam, làm việc theo hợp đồng lao động (hợp đồng lao động không xác định thời hạn; hợp đồng lao động xác định thời hạn; hợp đồng lao động theo mùa vụ – theo Bộ luật lao động số 45/2019/QH14 ngày 20/11/2019 trở thành hợp đồng lao động có thời hạn dưới 12 tháng)
– Cán bộ, công chức, viên chức
– Công nhân quốc phòng, công nhân công an, người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu
– Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật công an nhân dân; người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân
– Hạ sĩ quan, chiến sĩ quân đội nhân dân; hạ sĩ quan, chiến sĩ công an nhân dân phục vụ có thời hạn; học viên quân đội, công an, cơ yếu đang theo học được hưởng sinh hoạt phí
– Người đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng quy định tại Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng
– Người quản lý doanh nghiệp, người quản lý điều hành hợp tác xã có hưởng tiền lương
– Người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn
Cần chú ý rằng người lao động tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện không thuộc các trường hợp người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, nhưng một người vừa có thể tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, vừa có thể tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện nếu người lao động chuyển từ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc sang đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện.
3. Đủ tuổi nghỉ hưu
Theo Khoản 1 Điều 73 Luật bảo hiểm xã hội số 58/2014/QH13 ngày 20/11/2014, Điều 169 Bộ luật lao động số 45/2019/QH14 ngày 20/11/2019, người lao động phải đủ tuổi nghỉ hưu thì mới được xét hưởng lương hưu theo quy định của pháp luật.
Dựa trên quy định tại Bộ luật lao động số 45/2019/QH14 ngày 20/11/2019, xuất phát từ ngày 01/01/2021, độ tuổi nghỉ hưu của người lao động là:
– Người lao động nam: 60 tuổi 03 tháng
– Người lao động nữ: 55 tuổi 04 tháng
Bắt đầu từ năm 2022, mỗi năm người lao động nam tăng thêm 03 tháng tuổi nghỉ hưu và người lao động nữ tăng thêm 04 tháng tuổi nghỉ hưu.
Suy ra ta có công thức tính tuổi nghỉ hưu của lao động nam sau năm 2021:
Tuổi nghỉ hưu của người lao động nam = 60 tuổi 03 tháng + (khoảng cách năm giữa năm hiện tại và năm 2021 x 03)
Trong đó, khoảng cách năm giữa năm hiện tại và năm 2021 x 03 có đơn vị là tháng.
Ví dụ:
Người lao động nam năm 2023 có tuổi nghỉ hưu = 60 tuổi 03 tháng + [(2023-2021) x 03] = 60 tuổi 03 tháng + 6 tháng = 60 tuổi 9 tháng
Tương tự, ta có công thức tính tuổi nghỉ hưu các năm sau năm 2021 như sau:
Tuổi nghỉ hưu của người lao động nữ = 55 tuổi 04 tháng + (khoảng cách năm giữa năm hiện tại và năm 2021 x 04)
Trong đó, (khoảng cách năm giữa năm hiện tại và năm 2021 x 04) tính theo đơn vị tháng.
Ví dụ: Tuổi nghỉ hưu của người lao động nữ vào năm 2023 là:
Tuổi nghỉ hưu của người lao động nữ = 55 tuổi 04 tháng + [(2023-2021) x 04)]
= 55 tuổi 04 tháng + 8 tháng = 56 tuổi
Các công thức trên tiếp tục được áp dụng cho đến năm 2028 với người lao động nam và năm 2035 với người lao động nữ. Vào 02 thời điểm đó, số tuổi nghỉ hưu của lao động nam được cố định là 62 tuổi và với người lao động nữ vào năm 2035 là 60 tuổi.
Như vậy Luật Nam Sơn đã giải đáp cho các bạn Quy định về đối tượng áp dụng chế độ hưu trí bảo hiểm xã hội tự nguyện
Trong trường hợp quý khách có bất kỳ các vấn đề nào gặp khó khăn đừng ngần ngại liên hệ Luật Nam Sơn để được hỗ trợ trực tiếp bởi các Luật sư Hà, Luật sư Trung và các Luật sư có kinh nghiệm khác.
Nội dung trên chỉ mang tính chất tham khảo, quý khách hàng có nhu cầu tư vấn chi tiết vui lòng liên hệ:
Điện thoại: 1900.633.246
Gmail: Luatnamson79@gmail.com