Quy định về điều kiện thành lập hoặc cho phép thành lập cơ sở giáo dục đại học

Căn cứ pháp lý
– Luật Giáo dục đại học số 08/2012/QH13 ngày 18 tháng 6 năm 2012 và Luật số 34/2018/QH14 ngày 19 tháng 11 năm 2018 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học; sau đây gọi chung là Luật Giáo dục đại học.
– Luật Đầu tư số 61/2020/QH14 ngày 17 tháng 06 năm 2020.
– Nghị định số 141/2013/NĐ-CP ngày 24 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giáo dục đại học.
– Nghị định số 99/2019/NĐ-CP ngày 30 tháng 12 năm 2019 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học.
– Nghị định số 86/2018/NĐ-CP ngày 06 tháng 06 năm 2018 của Chính phủ quy định về hợp tác, đầu tư của nước ngoài trong lĩnh vực giáo dục.
Điều kiện thành lập hoặc cho phép thành lập cơ sở giáo dục đại học
Trước hết theo Luật Giáo dục đại học thì cơ sở giáo dục đại học là cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân, thực hiện chức năng đào tạo các trình độ của giáo dục đại học, hoạt động khoa học và công nghệ, phục vụ cộng đồng.
Căn cứ vào Điều 22 của Luật Giáo dục đại học thì cơ sở giáo dục đại học được thành lập hoặc cho phép thành lập khi có đủ các điều kiện sau đây:
– Có dự án thành lập phù hợp với quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục đại học đã được phê duyệt. Quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục đại học thực hiện theo quy định của Luật Quy hoạch và các nội dung sau đây:
+ Xác định mục tiêu, phương hướng phát triển của hệ thống giáo dục đại học.
+ Ban hành chuẩn cơ sở giáo dục đại học để thực hiện quy hoạch.
+ Sắp xếp không gian và phân bổ nguồn lực để phát triển mạng lưới cơ sở giáo dục đại học, nâng cao chất lượng đào tạo, phù hợp với mục tiêu đào tạo nguồn nhân lực trình độ cao, phát triển các vùng kinh tế trọng điểm và vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn.
– Có chấp thuận bằng văn bản của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi đặt trụ sở chính của cơ sở giáo dục đại học về việc thành lập cơ sở giáo dục đại học và xác nhận về quyền sử dụng đất.
– Có xác nhận về khả năng tài chính đầu tư xây dựng cơ sở giáo dục đại học của cơ quan có thẩm quyền.
– Cơ sở giáo dục đại học có vốn đầu tư nước ngoài còn phải đáp ứng các điều kiện khác theo quy định của Luật Đầu tư. Vì vậy, tổ chức, cá nhân nước ngoài, tổ chức quốc tế được hợp tác, đầu tư trong lĩnh vực giáo dục theo quy định của pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà Việt Nam tham gia.
Cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài là cơ sở giáo dục do tổ chức doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đầu tư, hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam, được sử dụng con dấu và tài sản tài chính riêng.
Cơ sở đào tạo, bồi dưỡng ngắn hạn là trung tâm, cơ sở đào tạo, bồi dưỡng do cơ quan đại diện ngoại giao nước ngoài hoặc tổ chức liên chính phủ được ủy quyền thành lập để đào tạo, bồi dưỡng ngoại ngữ, tin học, văn hóa, kỹ năng, chuyên môn, nghiệp vụ; nghĩa là cơ sở giáo dục do nước ngoài tài trợ, kể cả các cơ sở đào tạo lại; Tổ chức quốc tế hoạt động tại Việt Nam
. Hoạt động của cơ sở giáo dục đại học và của cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài đều thuộc danh mục ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện theo quy định của Luật Đầu tư năm 2020 vì thế cũng cần đáp ứng điều kiện đầu tư kinh doanh như sau:
“Điều 11. Ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện và điều kiện đầu tư kinh doanh
Nhà đầu tư được quyền kinh doanh trong ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện quy định tại Phụ lục IV của Luật Đầu tư kể từ khi đáp ứng đủ điều kiện và phải bảo đảm đáp ứng các điều kiện đó trong quá trình hoạt động đầu tư kinh doanh.
Nhà đầu tư đáp ứng điều kiện đầu tư kinh doanh có quyền được cấp các văn bản theo các hình thức quy định tại các điểm a, b, c, d khoản 6 Điều 7 của Luật Đầu tư (sau đây gọi chung là giấy phép) hoặc được quyền thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh khi đáp ứng điều kiện quy định tại điểm đ khoản 6 Điều 7 của Luật Đầu tư. Trong trường hợp từ chối cấp, gia hạn, sửa đổi, bổ sung giấy phép, cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải thông báo bằng văn bản cho nhà đầu tư và nêu rõ lý do từ chối.”
Quyết định thành lập hoặc cho phép thành lập không phải là quyết định để cơ sở giáo dục được phép thực hiện hoạt động đào tạo
– Sau thời hạn 04 năm, kể từ ngày quyết định thành lập hoặc cho phép thành lập có hiệu lực, nếu cơ sở giáo dục đại học không được cho phép hoạt động đào tạo thì quyết định thành lập hoặc cho phép thành lập hết hiệu lực.
Điều này có nghĩa là trong thời hạn 04 năm, cơ sở giáo dục đại học phải được phép hoạt động đào tạo bên cạnh việc nhận được quyết định thành lập hoặc cho phép thành lập thì mới được triển khai hoạt động đào tạo.
Nếu sau 04 năm, kể từ ngày quyết định thành lập hoặc cho phép thành lập có hiệu lực, cơ sở giáo dục đại học không được phép hoạt động đào tạo hoặc vẫn trong thời hạn này mà cơ sở giáo dục đại học nhận được quyết định không được phép hoạt động đào tạo trên căn cứ không đủ điều kiện thì quyết định thành lập hoặc cho phép thành lập hết hiệu lực.
– Có thể liên tưởng điều này với việc đăng ký thành lập doanh nghiệp với những ngành nghề kinh doanh có điều kiện, đó là để được đi vào hoạt động thì tổ chức, cá nhân muốn thành lập doanh nghiệp phải có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh do Bộ Kế hoạch và Đầu tư cùng với giấy phép hoạt động do Bộ chuyên ngành cấp phép.
Như vậy Luật Nam Sơn đã giải đáp cho các bạn Quy định về điều kiện thành lập hoặc cho phép thành lập cơ sở giáo dục đại học
Trong trường hợp quý khách có bất kỳ các vấn đề nào gặp khó khăn đừng ngần ngại liên hệ Luật Nam Sơn để được hỗ trợ trực tiếp bởi các Luật sư Hà, Luật sư Trung và các Luật sư có kinh nghiệm khác.
Nội dung trên chỉ mang tính chất tham khảo, quý khách hàng có nhu cầu tư vấn chi tiết vui lòng liên hệ:
Điện thoại: 1900.633.246
Gmail: Luatnamson79@gmail.com